I) THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
Tác giả: David Held
Dịch giả: Phạm Nguyên Trường
Khổ sách: 16 x 24 cm
Số trang: 556 trang
Giá bìa: 150.000VNĐ
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
Năm xuất bản: 2013
II) GIỚI THIỆU SÁCH
1)Về tác giả:
David Held (sinh năm 1951) là Hiệu trưởng phân hiệu University College, thuộc Viện Đại học Durham (University of Durham) và là lí thuyết gia chính trị người Anh, chuyên ngành quan hệ quốc tế. Ngoài chức vụ Hiệu trưởng của University College, từ tháng 1 năm 2012 ông còn là Giáo sư chính trị học và quan hệ quốc tế tại Viện Đại học Durham. Trước đó ông là Giáo sư khoa chính trị học và đồng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quản trị toàn cầu, thuộc Đại học Kinh tế London. David Held là học giả nổi tiếng với nhiều công trình nghiên cứu về chế độ dân chủ, toàn cầu hóa và quản trị toàn cầu.
2) Về tác phẩm:
“Các mô hình quản lí nhà nước hiện đại” bao quát khá đầy đủ kiến thức về lịch sử các mô hình tổ chức nhà nước theo triết lý dân chủ, chứa đựng các tư tưởng chính trị của những triết gia nổi tiếng tự cổ chí kim, và cập nhật xu hướng phát triển của các mô hình quản trị nhà nước hiện nay trên thế giới.
Cuốn sách được Held viết bằng phương pháp phân tích khoa học. Ông đã tổng hợp các tư tưởng và thực tiễn để xây dựng nên các mô hình dân chủ điển hình, theo các tiêu chí phân loại cụ thể. Cách tiếp cận này giúp người đọc có thể đánh giá các luận điểm của tác giả và hình thành chủ kiến.
Tác phẩm được chia thành ba phần. Phần I, Held trình bày bốn mô hình dân chủ kinh điển: mô hình dân chủ cổ điển Athens, mô hình dân chủ cộng hòa, mô hình dân chủ tự do, và mô hình dân chủ trực tiếp. Bốn mô hình này đã xuất hiện như là các thử nghiệm trong lịch sử trước thế kỉ XX, và có thể xem là bốn hình mẫu tiêu biểu cho cách thức quản trị quốc gia mà dân chúng có quyền tham gia.
3) Mục lục
Lời nhà xuất bản
Lời giới thiệu cho bản tiếng Việt
Lời giới thiệu cho lần xuất bản thứ ba
Dẫn nhập
Phần I CÁC MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN
Chương 1 Nền dân chủ cổ điển: Athens
Chương 2 Tư tưởng cộng hòa: Tự do, tự quản và người công dân tích cực
Chương 3 Sự phát triển của tư tưởng dân chủ tự do:
Ủng hộ và phản đối nhà nước
Chương 4 Dân chủ trực tiếp và sự cáo chung của chính trị
Phần II NHỮNG BIẾN THỂ CỦA THẾ KỶ XX
Chương 5 Chủ nghĩa tinh hoa cạnh tranh và quan điểm kĩ trị
Chương 6 Chủ nghĩa đa nguyên, chủ nghĩa tư bản phường hội và nhà nước
Chương 7 Từ ổn định thời hậu chiến đến khủng hoảng chính trị:
Sự phân cực của các lí tưởng chính trị
Chương 8 Dân chủ thời hậu Xô Viết
Chương 9 Dân chủ thảo luận và việc bảo vệ lĩnh vực công
Phần III HIỆN NAY DÂN CHỦ CÓ NGHĨA LÀ GÌ?
Chương 10 Tự trị dân chủ
Chương 11 Chế độ dân chủ, quốc gia-dân tộc và hệ thống toàn cầu
Tài liệu tham khảo
Index tên người
4) Điểm nhấn
“Không có một hình mẫu dân chủ cho mọi quốc gia. Dựa trên các mô hình mẫu trong sách, mỗi độc giả có thể tự xây dựng cho mình một mô hình mà mình tin rằng phù hợp cho hoàn cảnh của Việt Nam nhất. Như Held viết: “Chúng ta không thể hài lòng với những mô hình dân chủ hiện hữu. Xuyên suốt tác phẩm này chúng ta đã nhận thấy lí do vững chắc để không chấp nhận bất cứ mô hình nào, dù đó là mô hình cổ điển hay hiện đại. Cần phải học hỏi từ những truyền thống tư duy chính trị khác nhau.” Tương lai của công cuộc cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam do đó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự tìm hiểu và phản biện lẫn nhau của các học giả và chính trị gia về mọi khía cạnh cấu thành thủ tục dân chủ, phạm vi áp dụng dân chủ, cũng như tác động của dân chủ tới các lý tưởng khác như tự do, bình đẳng, và độc lập dân tộc. Cuốn sách Các mô hình quản lí nhà nước hiện đại của David Held chắc chắn sẽ là một khởi đầu tốt để chúng ta cùng nhau xây dựng một thể chế chính trị thích hợp nhất cho Việt Nam.”
(trích Lời giới thiệu, Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại, David Held, Phạm Nguyên Trường dịch, NXB Tri thức, 2013).