I. THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Đối thoại Socratic 1 (Euthyphro, Socrates tự biện, Crito, Pheado)
Tác giả: Plato
Dịch giả: Nguyễn Văn Khoa (dịch, chú giải & dẫn nhập)
Khổ sách: 16x24 cm
Số trang: 616 trang
Giá bìa: 170.000 VNĐ
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
Năm xuất bản: 2011
Tái bản: 9/2012
Tủ sách Tinh hoa
II. GIỚI THIỆU SÁCH
1. Tác giả:
Plato (472 - 347 TCN) là nhà triết học cổ đại Hi Lạp, sống cùng thời với nền dân chủ Athens. Các tác phẩm của ông được viết chủ yếu dưới hình thức đối thoại, được xem là mẫu mực cho những vấn đề cơ bản của lịch sử triết học phương Tây.
2. Tác phẩm:
Đối thoại Socratic 1 tập hợp một số tác phẩm tiêu biểu của Plato, bao gồm Euthyphro, Socrates tự biện, Crito, Pheado. Ngoài ra, cuốn sách còn có những chú giải chi tiết và phần dẫn nhập của dịch giả Nguyễn Văn Khoa, tập trung vào những vấn đề lí luận trong Hi Lạp học nói chung và Socrates học nói riêng, như quan hệ phức tạp giữa Socrates và Plato, sự phát triển và suy vong của nền dân chủ Athens, nội dung và phong cách triết lí của Socrates. Mỗi dẫn nhập vào từng đối thoại nhằm nêu lên các vấn đề triết học đặc thù của nó, giúp cho việc tiếp cận các tác phẩm kinh điển này được dễ dàng hơn.
3. Dịch giả:
Nguyễn Văn Khoa: sinh ngày 11-9-1944 tại Kompong Chàm (Campuchia). Ông là cựu sinh viên Faculté des Lettres et des Sciences humaines de Paris (tức Sorbonne), Ecole nationale supérieure de Bibliothécaires (ENSB, Paris), tốt nghiệp chuyên ngành Xã hội học và Thư viện học năm 1969. Ông từng là Quản đốc thư viện tại Thư viện Đại học Paris VIII (1969-2007). Nguyễn Văn Khoa là dịch giả của nhiều cuốn sách có giá trị về triết học, xã hội phương Tây như cuốn Socrates tự biện - Plato (2007), Đối thoại Socratic 1 - Plato (2011) và sắp cho xuất bản cuốn Đối thoại Socratic 2 - Plato, Cộng hòa - Plato, Những giai đoạn của tư duy xã hội học - R. Aron.
*****
MỤC LỤC
Cảm tạ
Quy ước dùng trong dịch phẩm
Tài liệu sử dụng, tham khảo, trích dẫn
DẪN NHẬP
SOCRATES CỦA PLATO
I - Socrates, Plato, Pythagoras
II - Khối đối thoại viết của Plato
ATHENS VÀ CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ
I - Lý tính và dân chủ
II - Lược sử nền dân chủ Athens (594-322)
III – Dân chủ: xưa và nay
SOCRATES THÀNH ATHENS, “TÊN HÀNH KHẤT” VÀ BÀ ĐỠ
I - Thân thế và sự nghiệp
II - Ảnh hưởng lịch sử & nhận định của đời sau
DỊCH PHẨM
EUTHYPHRO (Về sùng tín)
Tiểu dẫn: TÔN GIÁO VÀ CHÍNH TRỊ Ở ATHENS
I - Tôn giáo thần thoại
II - Bốn vấn đề triết học
EUTHYPHRO
SOCRATES tự biện
Tiểu dẫn: CÔNG LÝ VÀ NGHĨA VỤ TRÍ THỨC
I - Athens: Nguyên cáo và bị cáo
II - Huyền thuyết lập ngôn của triết học
III - Biểu tượng Socrates
SOCRATES TỰ BIỆN
CRITO (Về bổn phận)
Tiểu dẫn: VỀ BỔN PHẬN: ĐẠO LÝ HAY CHÍNH TRỊ
I - Tác phẩm và nghi vấn
II - Hai cách đọc
CRITO
PHAEDO (Về linh hồn)
Tiểu dẫn: VỀ LINH HỒN: LINH HỒN BẤT TỬ VÀ THẾ GIỚI Ý THỂ
I - Một tác phẩm “đặc” Plato
II - Học thuyết về linh hồn bất tử
III - Học thuyết ý thể và dự phần
PHAEDO
PHỤ LỤC
Cổ Hy Lạp biên niên
Phụ lục
*****
3. Trích sách
“Socrates tin vào tôn giáo và Thành quốc, trên bình diện tinh thần và chân lý – còn họ, họ tin nơi mặt chữ. Các thẩm phán và Ông không đứng trên cùng một sân chơi. Giá mà Ông giải thích rõ rệt hơn, người ta đã có thể thấy ngay rằng Ông không tìm kiếm thần linh mới, không bỏ rơi các vị thần của Athens: Ông chỉ cho các thần ấy một ý nghĩa, chỉ giải thích các vị. Điều bất hạnh là thao tác này lại không vô tội đến thế. Chính trong thế giới của triết gia mà người ta cứu hộ được thần thánh và luật pháp bằng sự hiểu biết, và để bố trí sân chơi của triết học trên mặt đất, đúng là cần phải có những triết gia kiểu Socrates. Nhưng tôn giáo được giải thích, đối với kẻ khác, đấy là tôn giáo bị thủ tiêu, và quan điểm của họ về Ông chính là lời kết tội báng thần. Ông đưa ra những lý lẽ để tuân hành pháp luật, nhưng mà phải có lý do mới tuân thủ đã là điều quá đáng: có lý do này thì sẽ có lý do kia chống lại, còn đâu là sự tôn kính nữa. Điều mà người ta chờ đợi ở Ông chính là điều Ông không thể cho: nhắm mắt tuân hành không có lý do. Socrates, ngược lại, ra trình diện trước các thẩm phán, nhưng để giải thích cho họ Thành quốc là gì. Như thể họ không biết, như thể họ không phải là Thành quốc. Ông không bào chữa cho mình, Ông biện hộ cho chính nghĩa của một thành quốc biết chào đón triết học. Ông đảo ngược vai trò và nói với họ: tôi đâu có bào chữa cho tôi mà cho quý ông đấy. Rốt cuộc thì Thành quốc ở trong Ông, còn họ mới là kẻ thù của luật pháp, chính họ mới là kẻ bị xét xử, còn ông là quan tòa. Một sự lộn đảo không tránh được nơi Triết gia, bởi vì Ông biện chính cho cái vỏ ngoài bằng loại giá trị xuất phát từ bên trong”
(Trích “Socrates thành Athens, tên hành khất và bà đỡ”, Đối thoại Socratic 1, Plato)