I. THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Đối thoại văn chương
Tác giả: Trần Nhuận Minh, Nguyễn Đức Tùng
Khổ sách: 14,5 x 20,5 cm
Số trang: 836 trang
Giá bìa: 180.000 VNĐ
Loại bìa: Bìa cứng
Năm xuất bản: 2012
II. GIỚI THIỆU SÁCH
Về tác giả:
Nguyễn Đức Tùng
Sinh ra tại Quảng Trị, lớn lên và đi học ở Quảng Trị và Huế.
Định cư tại Canada. Tốt nghiệp đại học Mc Master, nội trú Đại học Toronto và UBC, Canada. Sáng tác, dịch thuật và viết phê bình. Đăng bài trên các trang mạng và các tạp chí văn học trong và ngoài nước.
Trần Nhuận Minh
Sinh ra tại Điền Trì, Nam Sách, Hải Dương. Hiện sống và viết tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đã xuất bản 17 tập thơ, 3 tập văn xuôi và 1 tập đối thoại văn chương. Ông đã nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (đợt 2) năm 2007 và 22 giải thưởng (và tặng thưởng) văn học khác.
Về tác phẩm:
Tập sách này là kết quả của nhiều tháng trò chuyện trực tiếp và trao đổi thư từ giữa hai tác giả: Nguyễn Đức Tùng và Trần Nhuận Minh, bắt đầu từ tháng Giêng và kết thúc vào cuối tháng Chín năm 2011, về những vấn đề rất khác nhau của thơ và thơ Việt Nam. Với Trò chuyện văn chương, tác giả Nguyễn Đức Tùng muốn “mời các bạn cùng lắng nghe nhà thơ Trần Nhuận Minh, nhân vật trung tâm, cùng với thơ của anh, thơ của những người khác, và tất cả những suy nghĩ, hồi ức, trăn trở của anh, “vì văn chương và xoay quanh văn chương”, như anh đã nói.”
***
Mục lục
Thư gửi độc giả
Chương 1: ĐỐI THOẠI THÁNG GIÊNG câu 1 - 35
Chương 2: ĐỐI THOẠI THÁNG HAI câu 36 - 72
Chương 3: ĐỐI THOẠI THÁNG BA câu 73 - 116
Chương 4: ĐỐI THOẠI THÁNG TƯ câu 117 - 143
Chương 5: ĐỐI THOẠI THÁNG NĂM câu 144 - 168
Chương 6: ĐỐI THOẠI THÁNG SÁU câu 169 - 192
Chương 7: ĐỐI THOẠI THÁNG BẢY câu 193 - 228
Chương 8: ĐỐI THOẠI THÁNG TÁM câu 229 - 265
Chương 9: ĐỐI THOẠI THÁNG CUỐI câu 252 - 265
PHỤ LỤC: Tiểu sử văn học hai tác giả
Nguyễn Đức Tùng
Trần Nhuận Minh
***
Bình luận
“Tôi hy vọng rằng cuộc trò chuyện qua nhiều chủ đề văn học, đã diễn ra một cách hào hứng sôi nổi trong gần một năm, không phải là không có lúc gay cẩn, nhưng lý thú, giữa hai chúng tôi, nay được ghi lại, sẽ trở thành cuộc trò chuyện giữa chính bạn đọc và nhà thơ Trần Nhuận Minh. Tức là giữa hai phía và nhiều phía, giữa tất cả chúng ta, bao gồm người đọc trong nước và hải ngoại, những người bất chấp một thời kỳ đầy khó khăn của thơ ca, vẫn không ngừng yêu mến nó và ủng hộ một nền thơ Việt Nam đang đi tới, trong sáng, khỏe mạnh, hướng về tương lai.
Vì thơ, dù được viết ở đâu, lúc nào, về bất cứ chuyện gì, bởi bất cứ người nào, đều là thơ thực sự, bao giờ cũng là tiếng nói của tâm hồn dân tộc và của tương lai chúng ta.”
(Trích Thư gửi độc giả, Đối thoại văn chương, Trần Nhuận Minh, Nguyễn Đức Tùng, NXB Tri thức, 2012)