Friedrich Hayek - Cuộc đời và sự nghiệpTác giả: Alan Ebenstein
Khổ giấy: 14,5x20,5 cm
Có 170 lượt xem, từ ngày 01/02/2014
Giá bán:
89.000 đ
Trọng lượng: 0g
Số lượng:
Giá bán sản phẩm này: 89.000 đ
0 người mua
CHI TIẾT SÁCH
1. Nhận xét "Cuốn tiểu sử hoành tráng về triết gia tự do vĩ đại nhất thế kỷ XX. Một nghiên cứu được viết trang nhã, đầy cảm phục, song vẫn hàm chứa tính phê phán về cuộc đời và những đóng góp từ tuệ của Hayek." - Milton Friedman “Thật tuyệt vời khi cuốn tiểu sử trí tuệ đầy đủ về Hayek xuất hiện. Cuốn sách có thể góp phần bổ sung một số đánh giá khái quát hoá về các tư tưởng của Hayek” - James M. Buchana 2. Lời giới thiệu của NXB Nhà xuất bản Tri thức trân trọng giới thiệu với quý vị độc giả cuốn sách Friednch Hayek: cuộc đời và sự nghiệp của Alan Ebenstein do Lê Anh Hùng dịch và Đinh Tuấn Minh, một nghiên cứu viên - dịch giả trẻ tuổi đầy triền vọng hiệu đính và viết lời giới thiêu. Chúng tôi xin lưu ý Quý vị rằng đây là một tài liệu tham khảo chủ yếu dành cho những người làm công tác nghiên cứu có đủ trình độ tư duy phê phán độc lập . Nhà xuất bản Tri thức không có ý định truyền bá tư tưởng cũng như quan điềm của F. A. Hayek mà chỉ nhằm cung cấp cho những ai cần tham khảo những ý kiến bổ ích ("thuận" cũng như "nghịch"), cách lập luận và phương pháp tư duy độc đáo của một trong những nhà kinh tế học nối tiếng nhất của thế kỷ XX, người đã đoạt giải Nobel Kinh tế năm l974. Tác giả A. Ebenstein đã trình bày những vấn đề trên một cách hết sức sâu sắc, chặt chẽ và sinh động theo tiến trình phát triển luận thuyết của Hayek. Trước khi đọc, từ bất cứ chương nào, xin quý vị hãy đọc kỹ bài giới thiệu "Hayek và Việt Nam" của Đinh Tuấn Minh. Lời giới thiệu này đã tóm tắt nội dung chủ yếu của cuốn sách, và nhấn mạnh rằng những phê phán gay gắt nhằm vào các khuyết tật của chủ nghĩa xã hội về mặt kinh tế như kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, thiếu động lực cạnh tranh v.v... lại chính là những bất cập mà ngày nay chúng ta đang phải ra sức khắc phục. Hơn thế nữa, Lời giới thiệu đã giải thích rõ vì sao độc giả Việt Nam cần thiết phải đọc tài liệu này, trong bối cảnh này và ở thời điểm này. NXB Tri thức ***** HAYEK VÀ VIỆT NAM "Một bức tranh xã hội lí ưởng..., hay quan niệm mở đường về trật tự xã hội chung mà con người hướng tới, không chỉ là điều kiện tiên quyết cần thiết của bất kì chính sách duy lí nào. Nó còn là đóng góp chủ yếu mà khoa học có thể dành để giải quyết những vấn đề chính sách thực tiễn. " F.A. Hayek, Luật, luật pháp, và tự do, tập. 1, tr.65. Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường, đang hướng tới một xã hội phát triển bền vững trên cơ sở tự do và dân chủ, đang hội nhập vào một xã hội mở. Đấy là những sự thực không thể bác bỏ qua những sự kiện kinh tế - chính trị gần đây như cho phép tư nhân được tự do kinh doanh không hạn chế, quyết tâm xây dựng một nhà nước pháp trị, trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và tổ chức hội nghị APEC tại Hà Nội. Nhưng có một nghịch lí là các triết lí cũng như lí thuyết nền tảng về nền kinh tế thị trường, về xã hội tự do và dân chủ, về xã hội mở lại gần như thiếu vắng trong bầu không khí trí tuệ ở Việt Nam. Chúng có vẻ đi chậm hơn so với quá trình phát triển của thực tiễn. Nếu chỉ nhìn thoáng qua lịch sử phát triển của nhân loại thì điều này tưởng như lại không phải là một nghịch lí, rằng trong xã hội loài người thực tiễn phải đi trước lí thuyết. Có hơn một thời kì người ta còn đưa ra triết thuyết chủ động tiến hành các thử nghiệm xã hội để thu được kinh nghiệm thực tiễn nhằm phát hiện cũng như hoàn thiện các lí thuyết về xã hội. Chỉ sau Thế chiến thứ II, khi một số ít các học giả nhận ra tính phi nhân của việc can thiệp trực tiếp cũng như tiến hành thử nghiệm cải tạo xã hội của các chính quyền, thì những nghiên cứu lí thuyết về kinh tế - chính trị - xã hội cho một xã hội tự do mới được đẩy đi trước một bước so với sự phát triển tự nhiên của thực tiễn. Friedrich A. Hayek là một trong số ít những người đó. Ông không những chi bác bỏ một cách thuyết phục vì sao khi chính quyền can thiệp trực tiếp cũng như tiến hành thử nghiệm cải tạo xã hội lại dẫn đến thảm họa, mà còn xây dựng được một nền móng lý luận vững chắc đề xây dựng một trật tự xã hội tự do tự tiến triển. Chỉ khi hầu như một phương án can thiệp cũng như cải tạo xã hội được đem ra thử nghiệm trên toàn thế giới và tỏ ra hoàn toàn thất bại trong thực tiễn thì những đóng góp của F.A. Hayek mới thực sự được chú ý. Trung Quốc, nơi chính sách cải tạo xã hội dẫn đến những thất bại cay đắng nhất, lại chính là nơi phát hiện ra Hayek sớm hơn cả. Cuốn Con đường tới nô lệ của Hayek, vốn đã được một số học giả Trung Quốc dịch và trao đồi âm thầm trong thập niên 6o của thế kỉ trước, có lẽ đã có những đóng góp nhất định vào việc xây dựng đường lối chính sách mở cửa của Trung Quốc cuối những năm l970. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới nhận ra được một sự thật là chính phủ không thể và không nên trực tiếp điều khiển nền kinh tế nếu muốn nó hoạt động hiệu quả hoạt. Các tác phẩm của F.A. Hayek dần được dịch ra tiếng Trung. Và đến thập niên l990 chúng chính thức được trao đổi sôi nổi trong giới học giả, sau đó được xuất bản và tái bản đến tay hàng triệu độc giả Trung Quốc. Chính sách dứt khoát mở cửa nhưng từ từ, lựa theo sự tiến triển của các thiết chế văn hoá xã hội của Trung Quốc chẳng khác gì hơn là nội dung của một trong những triết lý quan trọng nhất của F.A. Hayek về giải pháp giúp con người duy trì được sự phát triển của xã hội tự do trong trật tự tự phát. 2O năm qua, Việt Nam đã có những bước đi tương tự như Trung Quốc, một phần từ tiếp thu kinh nghiệm đi trước của nước này, nhưng phần lớn hơn có lẽ từ những bài học lịch sử xương máu của dân tộc. Tuy nhiên, nền tảng văn hoá xã hội của Việt Nam khác với Trung Quốc. Việt Nam nhỏ hơn, cởi mở hơn và dễ chấp nhận sự khác biệt hơn. Vì thế, Việt Nam có nhiều điều kiện để tiến vào xã hội mở dễ hơn và nhanh hơn Trung Quốc. Điều duy nhất có lẽ còn thiếu ở Việt Nam hiện nay là một hướng đi nhất quán dựa trên một hệ thống triết lý ủng hộ việc tiến vào một xã hội mở. Trong ngôn ngữ tiếng Việt, không hiếm trường hợp có những từ ngữ khác nhau, được sử dụng ở những vùng khác nhau, nhưng lại chỉ cùng một thứ, chẳng hạn người miền Nam dùng từ "cái chén" để chỉ cái mà người miền Bắc gọi là "cái bát". Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta gặp không biết bao trường hợp những người thoạt nhìn tưởng rất gần gũi với ta thực ra lại là những người không có mấy thiện ý với ta, trong khi những người thoạt nhìn tưởng là khó chịu với ta thì thực ra lại ngược lại Triết lí "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" của Việt Nam hiện nay có lẽ cũng rơi vào tình trạng tương tự. Nếu xem xét kỹ nội dung của nó thì chúng ta dễ dàng phát hiện ra rằng nó gần gũi với cái triết lí "chủ nghĩa tự do" (libertarianism) và "cộng đồng hợp tác" (communitarianism) mà F.A. Hayek muốn các xã hội hướng tới hơn bất kỳ triết thuyết xã hội nào hiện nay. Chẳng phải ước muốn giải phóng các cá nhân khỏi sự cưỡng bức của kẻ quyền thế, chẳng phải ước muốn xây dựng một xã hội dân chủ dựa trên pháp trị, chẳng phải phương thức phát triền xã hội lựa theo sự tiến triển của các thiết chế văn hoá xã hội nội tại, chẳng phải ước muốn giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong sự đa dạng của các cộng đồng xã hội trên thế giới là những nội dung chủ đạo của định hướng phát triển chung của Việt Nam hiện nay hay sao? Đã đến lúc chúng ta cần phải từ bỏ thành kiến với những khái niệm tưởng như đối nghịch với chúng ta để có thể tìm được những người bạn đồng hành đích thực, giúp chúng ta vượt qua những khó khăn thử thách, để sải những bước chân tự tin và vững chắc vào một thế giới rộng lớn đầy hứa hẹn nhưng cũng đầy bất trắc này. Các học giả Việt Nam cần phải chủ động giúp nước nhà làm điều này hơn bất cứ ai khác. Cuốn sách Friedrich Hayek - Cuộc đời và sự nghiệp mà các bạn đang cầm trên tay thực ra mới chỉ chứa đựng một phần rất nhỏ những đóng góp của ông. Bên cạnh những tác phẩm của F.A. Hayek, tất nhiên chúng ta cũng cần giới thiệu nhiều tác phẩm của các học giả hàng đầu trên thế giới khác nữa, những người cũng đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng nền tảng triết lý cho một xã hội tự do dựa trên trật tự tự phát. Các học giả Việt Nam cần hội thảo, trao đồi và tranh luận đề chắt lọc những gì thực sự hữu hiệu cho Việt Nam trong thời gian trước mắt và những gì sẽ cần cho mai sau. Họ cần gắng hết sức mình đề làm cho hệ tư tưởng chính thống của nước nhà trở thành một hệ tư tưởng thực sự tự do và dân chủ, luôn luôn sống động và luôn đi trước một bước so với các hành động thực tiễn của chính phủ. Có thể họ không chỉ ra được đường đi nước bước cụ thể cho chính phủ, nhưng họ dứt khoát phải làm thế nào đó để giúp chính phủ tránh sa vào những con đường sai lầm. Chỉ có như thế, chính phủ mới tự tin đưa ra những quyết sách nhanh chóng và dứt khoát nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn liên tục phát sinh. Và chỉ có như thế, từng người dân Việt Nam hôm nay và mai sau mới thực sự có được một cuộc sống độc lập, tự do và hạnh phúc. Bạn đọc nên lưu ý một chút về cách đọc tác phẩm. Đây là một tác phẩm về cuộc đời và sự nghiệp của một danh nhân khoa học lỗi lạc. Tuy nó chứa đựng một số nội dung khá trừu tượng liên quan đến tư tưởng của F.A. Hayek nhưng tác giả của nó, Alan Ebenstein, viết rất khéo giúp cho hầu hết mọi độc giả đơn có thề nắm bắt được. Hơn nữa, độc giả cũng không nhất thiết phải đọc tuần tự từ đầu đến cuối tác phẩm. Bạn có thề xem từng chương riêng lẻ cách quãng mà vẫn có thế tìm thấy được trí tuệ và nhân cách sáng ngời của Hayek. Những ai bận rộn có thể bắt đầu từ những chương 12, 13, 16, 17 từ 25 đến 30, 33, 37 và 39. Khi có thời gian rảnh rỗi thì mở rộng sang các chương còn lại để có thế nằm bắt được toàn bộ sự nghiệp trí tuệ của ông và cảm nhận được bầu không khí trí tuệ gắn với ông xuyên suốt thế kỷ XX. Hà Nội, tháng 11 năm 2OOó
3. Lời tựa Mục đầu của tác phẩm này là nhằm tìm hiểu sự nghiệp trí tuệ của Friedrich Hayek. Hayek là triết gia về tự do vĩ đại nhất suốt thế kỉ XX. Đóng góp của ông vào lí thuyết chính tri và kinh tế thật vô cùng to lớn. Dấu hiệu dê nhận thấy nhất về tầm quan trọng của Hayek là sự góp mặt các tác phẩm của ông dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau trên khắp thế giới . Tiểu sử trí tuệ có thể cho phép ta hình dung đầy đủ hơn về bối cảnh để qua đó hiểu được sự nghiệp của một tác gia. Đặc biệt trong lĩnh vực khoa học xã hội, các thuật ngữ sử dụng trong các cuộc thảo luận học thuật vẫn thường xuyên, hay có lẽ thông thường, được nhắc tới qua ngôn ngữ đương đại. Nhờ việc hiểu biết về cuộc đời và thời đại của một nhà tư tưởng, ta có thể lĩnh hội sâu sắc hơn tư tưởng con người ấy. Hayek đã từng có một cuộc sống lí thú. Quãng thời gian ông sống ở Vieuna, Lon don, Cambridge, Chicago và Freiburg cho thấy những hình ảnh thu nhỏ về các trung tâm thảo luận học thuật hàng đầu suốt thế kỉ XX. Dù vậy, cuộc đời Hayek lại thú vị nhất ở chỗ nó giúp làm sáng tỏ tư tưởng của ông. Tư tưởng phổ quát của ông thể hiện ở chỗ ông được quan tâm sâu sắc và rộng khắp. Tôi rất sung sướng khi được tỏ lòng biết ơn tới những người đã giúp đỡ mình trong quá trình chuẩn bị cuốn sách này. Con trai, con gái và con dâu Hayek - Larry Hayek, Christine Hayek và Esca Hayek - đã hào phóng trả lời các câu hỏi. Larry và Esca thu xếp cho tôi ba chuyến viếng thăm cuối tuần tới nhà họ; lòng hiếu khách của họ là một trong những kỉ niệm thắm tình nhất của tôi về dự án này. Hans Wathanck, con trai người vợ thứ hai của Hayek, dành hai dịp trả lời các câu hỏi. Tôi cũng từng nói chuyện rất ngắn gọn qua điện thoại với Helene von Hayek, người vợ thứ hai của Hayek (bà mất năm l996) và tới thăm căn hộ của họ ở Freiburg. Một số người đã đồng ý trả lời phỏng vấn. Tôi xin cám ơn Milton và Rose Friedman, James Buchanan, Ronald Coase, Gary Becker, Edwin Meese, Arthur và Marjorie Seldon, Sir Emst Gombrich, D. Gale Johnson, Tibo Scitovsky, Ronald Fowler, Lord De sai, Erich Streissler, Peter Rosner, Kurt Faninger, Wemer Tschiderer, Reinhold Ven, David Grene, Joseph Cropsey, William Letwin, Charlotte Cubitt, Lord Harris, Manuel Ayau, Christian Gandil, Walter Grinder, Ralph Horwitz, Albert Zlabinger, Harold Du lan, John Khúc, W. Allen Wallis và Fr. Johannes Schasching. Tôi đã trao đổi thư từ với một số người, gồm James Vice, Richard Stem, Stanley Heywood, Paul Post, Sai Soraci, Ve ra Hewitt, Eric Rose, Henry Toch, Harold Nanh, P. M. Toms, Theodore Draimin, Peter Kingsford, James Meade (quá cố) David Jickling, Julian Simon (quá cố) và Edward Lowenstern. Bản thảo tác phẩm này đã được một số người xem trước, vài ba người trong số họ có quen biết Hayek. Tôi xin cám ơn Bettina Bien Greaves, Jim Powell, Mark Skousen, Peter Klein, Richard Ebeling, Sudha Shenoy, Bruce Caldwell, BIU Herms, David Brooks, Chrysostomos Mantzavinos, Todd Breyfogle, và Stephen Kresge. Tôi đặc biệt cám ơn Tom Schrock và ba nhà phê bình giấn tên vì những nhận xét của họ về các bản thảo sơ bộ. Những người khác cũng đã đọc bản thảo bao gồm Joe Atwill, Robert Bakhaus, Rob Ebenstein, Susan Engel, Jim Gazdecki, Geraldine Hawkins, Gary Rhodes, Michael Rose, Art Rupe, Jim Waddingham và Laura Wilson. Tất nhiên, những người xem xét bản thảo sẽ không phải chịu trách nhiệm về những thông tin và cách diễn giải của cuốn sách này. Những người khác từng giúp đỡ theo cách nào đấy - cung cấp thông tin, khuyến khích, biên dịch, hay hỗ trợ khác - gồm có Eamonn Butler, Glynn Custred, Gordon Baker, Robert Chitester, Lord Dahrendorf, Barry Smith, Stephan Bochm, Buôn Crowley, Gieo Ransom, David Gordon, Christian Thiele, Edward Blanc, Max Gammon, Hoay Barber, Isaac Kramnick, Sharon Fuller, Mike Westwood, Tom Cambell, Stephen Weatherford, Scott DuBey, Walter Mead, Winiam Breit và Henry Spiegel (quá cố) Tôi cũng muốn tỏ lòng cám ơn tới Hội Mont Pelerin; các tạp chí University of Chicago Magazine, New York Times Book Revzew, LSE Magazine, cùng các thư viện và các bộ sưu tầm đặc biệt tại Đại học Califomia, Santa Barbara và Los Angeles; Viện Hoover (Hoover Institution); Đại học Chicago; Trường Kinh tế và Chính tri London (LSE); Đại học Salzburge và Đại học Vienna. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Michael Flamini, Alan Bradshaw, Rick Delaney và Meo Weaver. Có lẽ tôi cần nhắc tới lai lịch của mình cùng quá trình viết cuốn sách này. Friedrich Hayek: Cuộc đời và Sự nghzệp là nỗ lực chủ yếu của tôi từ tháng 12 năm 1993 đến hết tháng 12 năm 2000. Công việc bao gồm đọc các công trình của Hayek (đã công bố và chưa công bố) theo cả bề rộng lẫn chiều sâu, tiến hành nhiều nghiên cứu, và đi lại. Tôi cũng là con trai của một nhà lí thuyết chính trị xuất thân từ Vienna, sinh sau Hayek mười một năm. Giống như Hayek, ông cũng chuyển tới Trường Kinh tế London sau khi tốt nghiệp Đại học Vienna và giảng dạy một thời gian ngắn tại Đại học Chicago. William Ebenstein, cha tôi, là một sinh viên hàng đầu của hai trong số những người mà Hayek cảm thấy chướng tai gai mắt, Hans Kelsen và Harold Laski. Một số lưu ý về cách trình bày: Đôi khi tôi dồn nén các trích đoạn vào trong chính vấn đề có thế đọc được mà không phải lược bỏ; dù vậy, tất cả những gì bổ sung vào các đoạn trích dẫn đều được chỉ ra là đã có lược bỏ. Đồng thời, những chỗ mà tác giả trích đoạn không được nêu tên thì có thể xem đấy là của Hayek. Cuối cùng, tổt hơn là nên coi sáu phần của cuốn sách như các chương trong cuộc đời ông. Tôi hi vọng cuốn sách này sẽ hữu ích cho các sinh viên nghiên cứu về Hayek, chủ nghĩa tự do cố điển, chủ nghĩa tự do cá nhân, tư tưởng và thực tiễn về chính trị và kinh tế thế kỉ XX, mối quan hệ giữa tư tưởng và thực tiễn chính trị và kinh tế. Tác phẩm này là cuốn sách lịch sử về cuộc đời và tư tưởng Hayek, về môi trường triết học tự do cá nhân chủ nghĩa mà ông sống và làm việc trong đó. Alan Ebenstein ****** MỤC LỤC
LỜI NHÀ XUẤT BẢN HAYEK VỚI VIỆT NAM LỜI TỰA GIỚI THIỆU ẤN BẢN TIẾNG ANH
PHẦN THỨ NHẤT: CHIẾN TRANH (1899-1931) Chương 1: GIA ĐÌNH Chương 2: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI Chương 3: ĐẠI HỌC VIENNA Chương 4: NEW YORK Chương 5: MISES PHẦN THỨ 2: NƯỚC ANH (1931-1939) Chương 6: TRƯỜNG KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ LONDON Chương 7: ROBBINS Chương 8: KEYNES Chương 9: TIỀN TỆ VÀ CÁC DAO ĐỘNG TRONG KINH DOANH Chương 10: TƯ BẢN Chương 11: HỆ THỐNG KIM BẢN VỊ QUỐC TẾ Chương 12: BÀI TOÁN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Chương 13: KINH TẾ HỌC, TRI THỨC VÀ THÔNG TIN PHẦN THỨ 3: CAMBRIDGE (1931 – 1939) Chương 14: SỰ LẠM DỤNG VÀ SUY TÀN CỦA LÍ TRÍ Chương 15: PHƯƠNG PHÁP LUẬN Chương 16: CON ĐƯỜNG NÔ LỆ Chương 17: DANH TIẾNG Chương 18: HỘI MONTPHELERIN Chương 19: TÂM LÍ HỌC Chương 20: POPPER PHẦN THỨ 4: NƯỚC MỸ (1950 -1962) Chương 21: ĐẠI HỌC CHICAGO Chương 22: TRƯỜNG PHÁI KINH TẾ HỌC CHICAGO Chương 23: ỦY BAN TƯ TƯỞNG XÃ HỘI Chương 24: MILL Chương 25: HIẾN PHÁP TỰ DO Chương 26: ẢNH HƯỞNG PHẦN THỨ NĂM: FREIBURG ( 1962 – 1974) Chương 27: LUẬT, LUẬT PHÁP VÀ TỰ DO Chương 28: TỰ DO VÀ PHÁP LUẬT Chương 29: MARX, SỰ TIẾN HÓA VÀ XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG Chương 30: CHÍNH TRỊ VÀ LUÂN LÍ Chương 31: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG Chương 32: SALZBURG PHẦN THỨ 6: GIẢI NOBEL (1974 - 1992) Chương 33: NGUYỆT QUẾ Chương 34: FRIEDMAN Chương 35: TƯ TƯỞNG TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN SAU Chương 36: IEA Chương 38: OPA Chương 39: SỰ TỰ PHỤ CHẾT NGƯỜI Chương 40: NEUSTIFT AM WALD Chương 41: TRẬT TỰ HÒA BÌNH CHUNG TÁI BÚT CÁC CÔNG TRÌNH CỦA HAYEK GHI CHÚ
Sản phẩm liên quan
|
Đăng nhập Sách
Hỗ trợ trực tuyến
Dữ liệu đang cập nhật...
Địa chỉ liên quan Top thành viên Thống kê truy cập
|
Hiệu sách Online
Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần truyền thông Văn Hóa Việt - 173 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Giấy phép đăng ký Kinh doanh số 0102732228 cấp ngày 24/04/2008 tại Sở Kế hoạch & Đầu tư thành phố Hà Nội.
Người đại diện: Ông Đỗ Việt Trung
Điện thoại:
Email: info@hieusach.vn