I. THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Giả thuyết Poincaré: Cuộc tìm kiếm hình dạng vũ trụ
Tác giả: Donal O’Shea
Dịch giả: Nguyễn Lương Quang, Vũ Khuê Tâm, Phạm Cao Tùng
Khổ sách: 13 x 20,5 cm
Số trang: 448 trang
Giá bìa: 95.000 VNĐ
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
Năm xuất bản: 2012
Phát hành: 2012
II. GIỚI THIỆU SÁCH
1. Đôi dòng về tác giả:
Donal O’Shea là Trưởng khoa và Hiệu phó học vụ tại trường Mount Holyoke College, đồng thời là giáo sư giảng dạy môn Toán tại đây. Là một nhà hình học đại số, ông đã viết nhiều sách và tài liệu chuyên môn, các bài báo nghiên cứu của ông có mặt ở nhiều tạp chí và kỉ yếu. O’Shea là thành viên của Hội Toán học Mĩ, Liên hiệp hội Toán học Mĩ và các hội Toán học ở Canada, London và Pháp. Ông cũng là thành viên của Ủy ban trao giải thưởng Thiên niên kỉ đầu tiên cho Grigory Perelman về công trình tìm ra đáp án cho phỏng đoán Poincaré.
2. Về tác phẩm:
Cuốn sách này chỉ bàn tới một giả thuyết duy nhất. Nó được đưa ra bởi nhà toán học Pháp Henri Poincaré hơn một trăm năm trước, và thu hút rất nhiều nhà toán học. Đối tượng mà giả thuyết Poincaré hướng đến là trung tâm của tri kiến về chính bản thân chúng ta và về vũ trụ mà chúng ta đang sống
3. Mục lục
Lời tựa
Lời cảm ơn
Chương 1: Cambridge, tháng 4 năm 2003
Chương 2: Hình dạng Trái đất
Chương 3: Các thế giới có thể
Chương 4: Hình dạng vũ trụ
Chương 5: Hình học Euclid
Chương 6: Trường phái Phi-Euclid
Chương 7: Bài giảng tập sự của Berhard Riemann
Chương 8: Di sản của Riemann
Chương 9: Klein và Poincaré
Chương 10: Những bài học về topo học của Poincaré
Chương 11: Những nhà bác học khổng lồ
Chương 12: Phỏng đoán kiên định
Chương 13: Không gian nhiều chiều
Chương 14: Đáp án trong thiên niên kỉ mới
Chương 15: Madrid, tháng 8 năm 2006
Phụ lục: Giải thưởng thiên niên kỉ đầu tiên
Thuật ngữ
Lịch trình theo chủ đề
Tham khảo
Đọc thêm
Nguồn minh họa
Vài dòng về tác giả
4. Bình luận sách
“Tôi viết cuốn sách này cho những ai hiếu kì nhưng chỉ còn nhớ rất ít hình học phổ thông, mặc dù tôi cũng hi vọng những người có nền tảng toán học đáng kể sẽ thích nó. Đối với những ai có nhu cầu tìm hiểu thêm thì đã có phụ chú ở cuối sách.
Tới bất kì cuộc họp mặt nào, ngồi cạnh bất cứ ai trên máy bay, lắng nghe những gì họ nói về toán học: Một vài người yêu thích. Nhưng phần lớn là không, và họ không dành những điều tốt đẹp cho toán. Một số tin rằng mình sinh ra đã không thể làm chủ toán học. Số khác không thích. Nhiều người ghét cay ghét đắng nó, với tình cảm thường chỉ dành cho một cuộc tình đã tan vỡ.
Làm thế nào mà một chủ đề tràn ngập cái đẹp lại làm dấy lên một loạt những phản ứng tiêu cực đến vậy? Sự chán ghét của một vài người dường như bắt nguồn từ nỗi sợ hãi. Tôi không ảo tưởng rằng một cuốn sách sẽ thay đổi điều này. Nhưng nếu bạn là một người đọc với những cảm xúc chưa rõ ràng về toán học, tôi hi vọng cuốn sách này sẽ truyền cảm hứng để thúc giục bạn đọc thêm những cuốn sách về toán học khác, hoặc, nếu bạn là một sinh viên hay là một người đang có ý định học thêm một vài ngành toán.
Tôi hi vọng rằng bạn sẽ thích thú khi đọc cuốn sách này cũng như tôi đã thích thú khi viết nó”.
(Trích Lời tựa, Giả thuyết Poincaré: Cuộc tìm kiếm hình dạng vũ trụ, Donal O’Shea, Nguyễn Lương Quang, Vũ Khuê Tâm, Phạm Cao Tùng dịch, NXB Tri thức, 2012)