Tên sách: Lịch sử lí luận và thực tiễn
Phiên chuyển các ngôn ngữ trên thế giới
Tác giả: GS.TS. Hà Học Trạc
Khổ sách: 15x22 cm
Số trang: 480
Giá bìa: 96 000 VNĐ
Loại bìa: Mềm, tay gập
Thời gian xuất bản: tháng 11/2010
TÁI BẢN
Đôi nét giới thiệu về tác giả:
Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ Hà Học Trạc sinh ngày 12/10/1928 tại Đức Vĩnh, huyện Đức Thọ, Tỉnh Hà Tĩnh, mất ngày 18/7/2010 tại nhà riêng ở Hà Nội.
- Từ năm 1951 đến năm 1957: lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc;
- Từ năm 1957 đến năm 1989: giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đã kinh qua các công tác Trưởng bộ môn Hệ thống điện, Trưởng khoa Điện, Phó Hiệu trưởng, Hiệu trưởng (1980 – 1989);
- Từ năm 1988 đến năm 1999: Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam khoá II, III;
- Từ năm 1989 đến năm 2007: Chủ tịch Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam;
- Từ năm 1992 đến năm 2007: Chủ tịch Quỹ hỗ trợ Sáng tạo Kĩ thuật Việt Nam.
Về tác phẩm Lịch sử lí luận và thực tiễn phiên chuyển các ngôn ngữ trên thế giới
Công trình đưa ra nhiều tư liệu, nhiều ý tưởng về vấn đề phiên chuyển tên riêng các nhà khoa học, địa danh... nước ngoài sang tiếng Việt. Đây là một việc những người viết sách, báo gặp phải thường xuyên, mà xử lí như thế nào - thật không đơn giản - cho đến nay vẫn còn tranh cãi, nhiều khi khá gay gắt, với một lòng mong muốn đi đến một cách diễn đạt hợp lí, tức là người đọc đọc được. Đã đến lúc phải quy định chính thức về cách phiên chuyển tên riêng và thuật ngữ nước ngoài sang tiếng Việt thống nhất trong cả nước. Sách “Lịch sử lí luận và thực tiễn phiên chuyển các ngôn ngữ trên thế giới” là một trong những đóng góp cho công việc này.
Hiện nay, việc phiên chuyển tiếng nước ngoài sang tiếng Việt một cách khoa học, hợp lí, thống nhất là một yêu cầu bức bách nhằm phát triển tiếng Việt, đáp ứng đòi hỏi của công cuộc phát triển đất nước, mở cửa, hội nhập. Cuốn sách này là một đóng góp quý báu, nhất là trong tình hình loại công trình về đề tài này ở nước ta chưa nhiều.
***
Nội dung cuốn sách rất phong phú, đa dạng, đưa được nhiều chứng cứ và thuyết minh điển hình, rất bổ ích cho các nhà nghiên cứu và sinh viên.
Nội dung cuốn sách đã đi sâu vào những vấn đề của các ngôn ngữ và ngôn ngữ học nói chung, âm vị học, chữ viết, sự biến đổi của ngôn ngữ qua đời sống. Đã đưa nhiều ví dụ sinh động và có sức thuyết phục sâu sắc. Có những phần đi sâu vào các quá trình biến đổi và phát triển của một loạt các ngôn ngữ như: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, vv. Phần ngôn ngữ Ấn - Âu, tác giả đã đưa ra được những kiến thức và ví dụ tiêu biểu, thú vị, đọc rồi còn muốn đọc nữa.
Công trình rất xứng đáng được in để phổ biến cho các viện, các trường đại học. Việc quần chúng hoá và bác học hoá tiếng Việt, tài sản vô giá của dân tộc ta, đã được phân tích ngắn gọn, khoa học trong cuốn sách này.
***
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
NHỮNG Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ
Nhận xét công trình “Lịch sử và thực tiễn phiên chuyển các ngôn ngữ trên thế giới”
Nhận xét cuốn sách về Latinh hóa một số ngôn ngữ trên thế giới
Ý kiến đối với sách “Lịch sử Lí luận và thực tiễn phiên chuyển các ngôn ngữ trên thế giới”
Một vài nhận xét về công trình “Lịch sử và thực tiễn phiên chuyển các ngôn ngữ trên thế giới”
Chương I: PHIÊN CHUYỂN TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI SANG TIẾNG VIỆT
1. Quy luật phát triển của ngôn ngữ
2. Chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước ta
3. Một số quan điểm khác nhau trong phiên chuyển tên riêng nước ngoài sang tiếng Việt
4. Một số đặc điểm trong phiên âm tiếng Việt
5. Việt Nam hoá tên riêng nước ngoài
Chương 2: TIẾNG VIỆT - CHỮ NÔM - CHỮ QUỐC NGỮ
1. Quá trình vay mượn tiếng Hán và chữ Hán
2. Chữ Nôm - một sáng tạo độc đáo của người Việt Nam
3. Chữ quốc ngữ - một thành công lớn của quá trình Latinh hoá tiếng Việt
Phụ lục: Cách cấu tạo chữ Nôm kết hợp kí hiệu ghi âm và ghi ý
Chương 3: CÁC NGÔN NGỮ TRÊN THẾ GIỚI
1. Lịch sử hình thành và phát triển các ngôn ngữ trên thế giới
2. Một số họ ngôn ngữ chủ yếu
3. Lịch sử hình thành chữ viết và các bảng chữ cái của các ngôn ngữ trên thế giới
4. Những hệ thống chữ viết sử dụng trên thế giới
Phụ lục 1: Danh mục 30 ngôn ngữ có số lượng người nói nhiều nhất trên thế giới
Phụ lục 2: Sơ đồ hình thành và phát triển các ngôn ngữ và chữ viết chủ yếu trên thế giới
Phụ lục 3: Một số chữ viết tiêu biểu thời cổ đại
Chương 4: RÔMANH HÓA CÁC NGÔN NGỮ PHI LATINH
1. Rômanh hoá
2. Chuyển tự (Transliteration)
3. Phiên âm (Transcription)
4. Anh hoá
Chương 5: BẢNG KÍ HIỆU PHIÊN ÂM QUỐC TẾ (International Phonetic Alphabet - IPA)
1. Bảng kí hiệu phiên âm quốc tế
2. Bảng kí hiệu phiên âm quốc tế dùng để đọc tiếng Anh
3. Bảng kí hiệu phiên âm ASCII
Phụ lục 1: Bảng phiên âm tiếng Anh bằng kí hiệu phiên âm quốc tế
Phụ lục 2: Bảng kí hiệu phiên âm tiếng Anh sử dụng ở các từ điển Anh - Việt
Phụ lục 3: Bảng hướng dẫn phiên âm một số chữ cái của các ngôn ngữ sử dụng bảng chữ cái Latinh sang âm quốc tế (Theo Từ điển tên riêng - Paul Robert)
Chương 6: CHUYỂN TỰ VÀ PHIÊN ÂM MỘT SỐ NGÔN NGỮ
1. Tiếng Trung Quốc
2. Tiếng Triều Tiên
3. Tiếng Nhật
4. Tiếng Nga và bảng chữ cái Xlavơ
5. Tiếng Hi Lạp
6. Các ngôn ngữ Xlavơ
7. Các ngôn ngữ Rôman
8. Các ngôn ngữ Giecmanh
9. Các ngôn ngữ Nam Á
10. Các ngôn ngữ Đông Nam Á
11. Một số ngôn ngữ đặc biệt
LỜI KẾT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng đối chiếu tiếng Trung - tiếng nước ngoài dạng viết ngắn gọn, viết đầy đủ tên các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
Phụ lục 1 Bổ sung
Phụ lục 2: Bảng đối chiếu nguyên ngữ - tiếng Việt tên các quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thế giới
Phụ lục 3: Bảng đối chiếu nguyên ngữ - tiếng Việt tên các thủ đô trên thế giới (Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam và báo Nhân Dân)
Phụ lục 4: Bảng phiên chuyển tên các nhân vật đương đại trên Thế giới
Phụ lục 5: Họ và tên người của một số quốc gia trên Thế giới
Phụ lục 6: Quy tắc chính tả tiếng Việt và phiên chuyển tiếng nước ngoài