Qua khảo sát thực tiễn việc phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam, cuốn sách giúp chúng ta đánh giá một cách tương đối toàn diện và súc tích về những mặt tốt và những hạn chế của thực tiễn đào tạo và sử dụng nhân tài của ông cha ta trong các thời kỳ lịch sử.
Qua khảo sát thực tiễn việc phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam, cuốn sách giúp chúng ta đánh giá một cách tương đối toàn diện và súc tích về những mặt tốt và những hạn chế của thực tiễn đào tạo và sử dụng nhân tài của ông cha ta trong các thời kỳ lịch sử.
Cuốn sách của tập thể tác giả do PGS.TS. Phạm Hồng Tung làm chủ biên, gồm 8 chương: Chương I - Nhân tài đất Việt trong thời dựng nước; Chương II - Sự hình thành của tầng lớp tinh hoa bản địa và cuộc đấu tranh khẳng định bản sắc dân tộc Việt trong thời kỳ Bắc thuộc; Chương III - Việc đào tạo và sử dụng nhân tài ở nước ta trong buổi đầu xây dựng Nhà nước quân chủ độc lập từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV; Chương IV - Giáo dục Nho học và việc đào tạo, tuyển chọn nhân tài - những đóng góp và hạn chế; Chương V - Việc tuyển chọn nhân tài trong lịch sử trung đại Việt Nam; Chương VI - Quan niệm dân gian Việt Nam về nhân tài; Chương VII - Quan niệm mới về nhân tài và đào tạo nhân tài ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX và sự xuất hiện của đội ngũ trí thức Tây học; Chương VIII - Hồ Chí Minh và việc đào tạo thế hệ nhân tài dựng Đảng - cứu quốc.