Tên sách: Năng lượng hạt nhân – Chiến tranh và hòa bình
Tác giả: Nguyễn Thọ Nhân
Khổ sách: 14x20.5 cm
Số trang: 336 trang
Giá bìa: 65.000 VNĐ
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
Năm xuất bản: 2011
Giới thiệu sách
Tác giả:
Tiến sĩ Nguyễn Thọ Nhân tốt nghiệp kĩ sư cơ khí Ecole Centrale de Paris (Pháp). Tiến sĩ Cơ học tại trường Đại học Paris và là nghiên cứu viên sau tiến sĩ (Postdoctoral Fellow) tại Đại học Minnesota, nguyên là kĩ sư trưởng của Công ty Babcock & Wilcox, chuyên viên của Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước, thành viên Ban chủ nhiệm các chương trình cấp nhà nước về năng lượng, năng lượng mới và năng lượng hạt nhân. Năm 1986, ông được mời làm cố vấn cho Chương trình Phát triển Năng lượng châu Á & Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc (REDP, Bangkok) và từ năm 1989, là người phụ trách chương trình năng lượng của Tổ chức Liên chính phủ các nước nói tiếng Pháp (ACCT, Paris).
Tác phẩm:
Năng lượng hạt nhân – Chiến tranh và hòa bình là một “bức tranh toàn cảnh năng lượng hạt nhân được trình bày một cách chi tiết và chính xác với mọi vấn đề: khoa học cơ bản về hạt nhân, kĩ thuật hạt nhân và công nghệ hiện đại của những nhà máy điện hạt nhân, lịch sử con người từng bước khám phá ra năng lượng hạt nhân tiềm ẩn trong thế giới vi mô, thân phận và quan điểm của những nhà khoa học hiến mình vì công cuộc đó...”. Cuốn sách dày gần 400 trang, được chia thành hai phần đối xứng là Chiến tranh và Hòa bình, hứa hẹn tạo ra một bước tiến lớn trong nhận thức của người đọc về vấn đề năng lượng hạt nhân.
******
Mục lục
Lời giới thiệu
Lời nói đầu
PHẦN I
CHIẾN TRANH
CHƯƠNG 1
NHỮNG NGÀY KHỦNG KHIẾP Ở HIROSHIMA VÀ NAGASAKI
HIROSHIMA
Lời kể của các Hibakusha
Phản ứng của chính phủ Nhật
NAGASAKI
NHỮNG TỔN THƯƠNG HẠT NHÂN
NHỮNG MƯU TÍNH SỬ DỤNG BOM NGUYÊN TỬ SAU NĂM 1945
CHƯƠNG 2
CÁC NGHIÊN CỨU LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC
CHẾ TẠO VŨ KHÍ NGUYÊN TỬ
CHIẾN TRANH HẠT NHÂN
LÝ THUYẾT NGUYÊN TỬ
Các mô hình nguyên tử và sự phát hiện hạt nhân
Mô hình J.J. Thomson
Mô hình Rutherford
Mô hình Bohr
Mô hình hiện đại
Các phát minh khác về bức xạ hạt nhân
Hiện tượng phóng xạ
Khám phá nguyên tử
Những hiểu biết về nguyên tử vào những năm 1930
Sự phát minh ra hiện tượng phân hạch
HIỆN TƯỢNG PHÂN HẠCH VÀ PHẢN ỨNG DÂY CHUYỀN:
CÁC CƠ SỞ CỦA KỸ THUẬT CHẾ TẠO BOM NGUYÊN TỬ
CHƯƠNG 3
NƯỚC MỸ VÀ VŨ KHÍ NGUYÊN TỬ DỰ ÁN MANHATTAN
LÁ THƯ CỦA EINSTEIN
BÁO CÁO MAUD VÀ CHƯƠNG TRÌNH HẠT NHÂN CỦA MỸ – DỰ ÁN MANHATTAN
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU URANI 235 VÀ PLUTÔNI TRONG NĂM 1942
TỪ NGHIÊN CỨU SANG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
THỬ NGHIỆM TRINITY
QUYẾT ĐỊNH NÉM BOM NGUYÊN TỬ LÊN ĐẤT NHẬT
CHƯƠNG 4
LƯƠNG TÂM CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC MANHATTAN
ALBERT EINSTEIN
LISE MEITNER
LEO SZILARD
JOSEPH ROTBLAT
ERIC BURHOP
J. ROBERT OPPENHEIMER
CÁC NHÀ KHOA HỌC “ĐIỆP VIÊN”
Klaus Fuchs (1911-1998)
Theodore Hall (1925-1999)
Allan Nunn May (1911-2003)
Bruno Pontecorvo (1913-1993)
Các “điệp viên” khác
CHƯƠNG 5
VŨ KHÍ HẠT NHÂN TRÊN THẾ GIỚI
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BOM HYDRÔ
Bom hydrô theo thiết kế Teller-Ulam
Sức hủy diệt của bom hydrô
CÁC HIỆP ƯỚC CẮT GIẢM VŨ KHÍ CHIẾN LƯỢC (START)
SỰ PHỔ BIẾN CÁC VŨ KHÍ HẠT NHÂN TRÊN THẾ GIỚI
Vương quốc Anh
Pháp
Trung Quốc
Ấn Độ
Pakistan
HIỆP ƯỚC KHÔNG PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HẠT NHÂN
Trụ cột thứ nhất: Không phổ biến
Trụ cột thứ hai: Giải trừ vũ khí
Trụ cột thứ ba: Quyền sử dụng hoà bình năng lượng hạt nhân
PHẦN II
HOÀ BÌNH
CHƯƠNG 6
CÁC ỨNG DỤNG HÒA BÌNH CỦA NGÀNH HẠT NHÂN
CÁC LÝ THUYẾT MỚI CÓ NỀN MÓNG VẬT LÝ HẠT NHÂN
Lý thuyết tổng hợp hạt nhân trong vũ trụ
Lý thuyết lượng tử và hạt phản prôton
Lý thuyết từ hạt nhân
Sự phát minh ra laser
CÁC ỨNG DỤNG HẠT NHÂN TRONG Y HỌC
Xạ trị ung thư
Hình ảnh y học hạt nhân – Máy xạ hình để chẩn đoán
Điều trị bằng chất đồng vị phóng xạ
SỬ DỤNG CÁC CHẤT ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ TRONG NÔNG NGHIỆP
SỬ DỤNG CÁC CHẤT ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ TRONG THUỶ VĂN, ĐỊA CHẤT
VÀ MÔI TRƯỜNG
SỬ DỤNG ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ TRONG KHẢO CỔ HỌC VÀ CỔ KHÍ HẬU
ỨNG DỤNG CÁC KỸ THUẬT HẠT NHÂN
CHƯƠNG 7
ĐIỆN HẠT NHÂN: LỊCH SỬ VÀ PHÁT TRIỂN
SỰ RA ĐỜI CỦA NGÀNH ĐIỆN HẠT NHÂN
EBR-1 ở Arco (Idaho), lò phản ứng phát điện đầu tiên trên thế giới
Obninsk, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới
Calder Hall, NMĐHN thương mại đầu tiên trên thế giới
CÁC NMĐHN THEO KỸ THUẬT MAGNOX, AGR Ở ANH
CÁC NMĐHN THEO KỸ THUẬT UNGG Ở PHÁP
CÁC NMĐHN THEO KỸ THUẬT NƯỚC NHẸ PWR Ở MỸ
CÁC NMĐHN Ở CANADA, KỸ THUẬT CANDU
CÁC NMĐHN THEO KỸ THUẬT RBMK VÀ VVER Ở LIÊN XÔ
CÁC NMĐHN Ở ĐỨC VÀ NHẬT
ĐIỆN HẠT NHÂN Ở CÁC NƯỚC KHÁC
Hàn Quốc
Ấn Độ
Trung Quốc
ĐIỆN HẠT NHÂN Ở TRIỀU TIÊN VÀ IRAN
Triều Tiên
Iran
CHƯƠNG 8
KỸ THUẬT ĐIỆN HẠT NHÂN - LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN
NGUYÊN LÝ CỦA CÁC LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN
CẤU TRÚC CỦA LÒ PHẢN ỨNG
Gian lò
Thùng lò
Vùng hoạt hay tâm lò
Chất làm chậm nơtron
Hệ thống điều khiển lò - Các thanh điều khiển
Hệ thống tải nhiệt của lò phản ứng
Hệ thống phát điện
LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN PWR CÔNG SUẤT 1.000 MWe
Lò phản ứng hạt nhân VVER-1000
Lò phản ứng hạt nhân AP1000
NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN VƯỚNG MẮC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NMĐHN
An toàn của các NMĐHN
Sự cố Three Mile Island
Sự cố Chernobyl
Sự cố Fukushima
An toàn trong việc cất giữ chất thải hạt nhân
Chống phổ biến vũ khí hạt nhân và chống lấy cắp
các vật liệu hạt nhân
Kinh tế năng lượng hạt nhân
CHƯƠNG 9
NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN: CHIẾN TRANH HAY HOÀ BÌNH?
BẢNG TỪ VỰNG
*****
Trích sách
“Tôi thiết tưởng đây chính là một cuốn bách khoa từ điển đầy đủ nhất hiện nay về năng lượng hạt nhân, cần thiết cho mọi độc giả từ chuyên nghiệp đến không chuyên nghiệp muốn tìm hiểu năng lượng hạt nhân. Cuốn sách được viết bởi một nhà khoa học hàng đầu làm việc lâu năm trong ngành năng lượng hạt nhân nhằm chia sẻ một lượng thông tin khổng lồ và những suy nghĩ của mình về năng lượng hạt nhân.
Tiến sĩ Nguyễn Thọ Nhân là một chuyên gia về năng lượng hạt nhân, tốt nghiệp ở Pháp và Mỹ, đã từng phụ trách Phòng Điện Nguyên tử tại Viện Năng lượng Nguyên tử Quốc gia. Tuy nhiên, với tình trạng sử dụng năng lượng như ở nước ta hiện nay, cảm tình của ông vẫn dành cho những dạng năng lượng mới vì việc sử dụng năng lượng hạt nhân vẫn còn nhiều thách thức trên mặt an toàn chưa giải quyết hết.
Hy vọng rằng độc giả tìm thấy trong cuốn sách này mọi kiến thức về năng lượng hạt nhân để có thể tự mình nhận định về năng lượng hạt nhân một cách đúng đắn. Cuốn Năng lượng hạt nhân - Chiến tranh và Hòa bình của tác giả Nguyễn Thọ Nhân đã trình bày đầy đủ các khía cạnh và sự đa dạng nhiều màu sắc của năng lượng hạt nhân.”
(Trích Lời giới thiệu, Năng lượng hạt nhân – Chiến tranh và hòa bình, Nguyễn Thọ Nhân)