I. THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Ngoại giao Nhật Bản – Sự lựa chọn của Nhật Bản trong thời đại toàn cầu hóa
Tác giả: Irie Akira
Dịch giả: Lê Thị Bình, Nguyễn Đức Minh
Tủ sách: Khác
Khổ sách: 12 x 20 cm
Số trang: 304 trang
Loại sách: bìa mềm, tay gập
Giá bìa: 60.000
Năm xuất bản: 2012
II. GIỚI THIỆU SÁCH
1. Tác giả
Giáo sư, Tiến sĩ Irie Akira là giảng viên của Đại học Harvard và nhiều trường đại học khác trên thế giới, đồng thời là nhà nghiên cứu – bình luận có uy tín trong lĩnh vực chính trị và lịch sử ngoại giao Mỹ vã thế giới. Ông là người tiên phong nghiên cứu sự tương tác trong lịch sử ngoại giao giữa các nước và đề cao ảnh hưởng về tư tưởng và văn hóa trong sự tương tác này. Ông là người Nhật Bản đầu tiên giữ chức Hội trưởng hội sử học Mỹ (năm 1988).
2. Tác phẩm
Cuốn sách Ngoại giao Nhật Bản – Sự lựa chọn của Nhật Bản trong thời đại toàn cầu hóa thể hiện cách nhìn độc đáo về nền ngoại giao Nhật bản, kết quả quá trình nghien cứu lâu dài và sâu sắc của Tiến sĩ Irie về lịch sử ngoại giao Nhật Bản đặt trong bối cảnh tình hình thế giới biến đổi không ngừng hơn nửa thế kỷ qua. Với bề dày kiến thức về ngoại giao thế giới, đặc biệt là ngoại giao Mỹ, tác giả đã phân tích, so sánh để tìm lời đáp cho câu hỏi về nền tảng tư tưởng của ngoại giao Nhật Bản cận đại. Tác giả cũng đi sâu phân tích vai trò của Nhật Bản trên bàn cờ chính trị - ngoại giao thế giới, đặc biệt là mối quan hệ lịch sử với các nước châu Á.
3. Mục lục
Lời người dịch
Chương tựa
CHẶNG ĐƯỜNG 50 NĂM
Ngoại giao của Nhật Bản 1940 và 1990
Quân sự, kinh tế và văn hóa trong quan hệ quốc tế
Chương I
KẾT THÚC CHIẾN TRANH NHẬT – MỸ
Sự tiêu vong của cường quốc Nhật Bản
Thế giới sau chiến tranh
Nhật Bản dưới sự chiếm đống của Mỹ
Chương II
SỰ KHỞI ĐẦU LẠI CỦA NGOẠI GIAO NHẬT BẢN
Quân sự hóa trong Chiến tranh lạnh
Hiệp ước hòa bình và thể chế San Francisco
Nhu cầu đặc biệt của Triều Tiên và quan hệ thương mại Nhật – Trung
Chương III
MẦM MỐNG CHUNG SỐNG HÒA BÌNH
Thế giới trong thập niên 1950
Con đường dẫn đến bảo đảm an ninh Nhật Mỹ mới
Sự phát triển quan hệ Nhật – Trung
Mở lại quan hệ Nhật – Xô và vấn đề xử lý sau chiến tranh
Chương IV
SỰ NỔI LÊN CỦA THẾ GIỚI THỨ BA
Thế giới ở thập niên 1960
Sự biến động mạnh của kinh tế văn hóa
Ngoại giao tăng gấp đôi thu nhập
Việc đảm bảo an ninh Nhật Mỹ trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế
Sự tìm kiếm trào lưu tư tưởng ngoại giao
Chương V
NGOẠI GIAO THỜI KỲ KINH TẾ KHỦNG HOẢNG
Thế giới thập niên 1970
Khủng hoảng kinh tế quốc tế
Tôn giáo và nhân quyền
Sự biến động trên trường quốc tế và phản ứng của Nhật Bản
Sự nảy sinh mâu thuẫn mậu dịch Nhật – Mỹ
Con đường dẫn đến ngoại giao văn hóa
Chương VI
HƯỚNG TỚI THẾ GIỚI “HẬU CHIẾN TRANH LẠNH”
Sự cáo chung của Chiến tranh lạnh
Thời đại không biên giới (borderless)
Cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương
Thời đại toàn cầu hóa và chiến lược của Nhật Bản
Ngoại giao của cường quốc kinh tế
“Nhật Bản đóng góp cho thế giới”
Chương VII
HƯỚNG TỚI THẾ KỶ 21
Lời kết
4. Bình luận sách / Điểm nhấn
“Bằng những dẫn chứng sinh động và cụ thể của thực tiễn ngoại giao Nhật Bản từ đầu thế kỷ 20 đến nay, tác giả tranh luận về “chủ nghĩa toàn cầu mới” và một đường hướng ngoại giao không hướng tới trật tự khu vực châu Á trong đó Nhật bản là minh chủa hay chủ nghĩa châu Á bài ngoại như trước đây, mà nhằm góp phần thúc dẩy phồn vinh của các nước châu Á, cùng chia sẻ ánh sáng văn minh, mở rộng tự do và nhân quyền, hợp sức làm cho con người ở châu Á có cuộc sống xứng đáng hơn.
Một điểm thú vị của cuốn sách này là nó được tác giả viết sau cuốn sách nổi tiếng Ngoại giao Nhật bản – Từ Minh Trị Duy Tân đến hiện đại đúng 25 năm. Và, như tác giả đã viết ở phần kết: “Hai cuốn sách viết cách nhau 25 năm với cùng một phương pháp luận và cách tiếp cận”, cuốn sách sẽ giúp ta có cái nhìn sâu sắc, toàn diện, sống động hơn về nền ngoại giao Nhật Bản 100 năm qua, không chỉ từ khía cạnh chính trị - an ninh mà cả kinh tế và tư tưởng. Đặc biệt ông quan tâm nhiều đến vai trò quan trọng của ngoại giao trong giao lưu văn hóa quốc tế, giao lưu văn hóa sẽ giúp tăng cường hiểu biết giữa các nước, các dân tộc trên thế giới, từ đó đóng góp cho hòa bình của nhân loại.”
(Trích Lời người dịch, Ngoại giao Nhật Bản – Sự lựa chọn của Nhật Bản trong thời đại toàn cầu hóa, NXB Tri thức, 2012)