I. THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long – Câu chuyện âm nhạc Việt Nam
Tác giả: Jason Gibbs
Dịch giả: Nguyễn Trương Quý
Số trang: 276
Khổ sách: 18 x 22 cm
Giá bìa: 47 000 VND
Tủ sách Việt Nam đương đại
Nhà xuất bản Tri thức, 2008
(HẾT SÁCH)
II. GIỚI THIỆU SÁCH
1. Tác giả
Tác giả Jason Michael Gibbs, sinh năm 1960, hiện làm công tác thư viện ở Thư viện Công cộng San Francisco, California, Mỹ, chuyên về âm nhạc. Ông đã từng xuất bản những bài nghiên cứu về nhạc Việt trong các tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Xưa và Nay, Vietnam Cultural Window, Văn, Asian Music, Experimental Musical Instruments và Journal of Vietnamese Studies. Ông cũng soạn bài về Việt Nam và người Việt hải ngoại cho quyền từ điển bách khoa Encyclopedia of Popular Musics of the World (Continuum, 2005).
2. Dịch giả
Dịch giả Nguyễn Trương Quý, sinh năm 1977 tại Hà Nội. Anh đã tốt nghiệp Đại học Kiến trúc và hiện đang là Biên tập viên, Nhà xuất bản Trẻ. Một số tác phẩm của anh đã in: Tự nhiên như người Hà Nội (Tiểu luận, NXB Trẻ, 2004); Ăn phở rất khó thấy ngon (Tản văn, NXB Trẻ, 2008)
3. Tác phẩm
Cuốn sách của Jason Gibbs, như tiêu đề phụ của nó – “Câu chuyện âm nhạc Việt Nam” - là một tự sự (narrative) về lịch sử, văn hoá Việt Nam mà tác giả đã lựa chọn một góc nhìn lâu nay ít được chú ý – âm nhạc – để quan sát. Không bám vào những biến cố, những sự kiện lớn trong suốt thời kỳ hiện đại, nhưng chính từ góc nhìn hẹp này, Jason Gibbs đã khám phá ra những yếu tố bền vững sau nhiều thăng trầm, những tiếp nối ngầm ẩn dưới bề mặt gián đoạn của văn hoá Việt Nam được phản ánh qua đời sống của những ca khúc, những thể loại nhạc, những gương mặt nhạc sĩ.
Cuốn sách không chỉ thể hiện lòng say mê, sự am hiểu của một nhà nghiên cứu nước ngoài về văn hoá, ngôn ngữ và âm nhạc Việt Nam mà còn cho thấy sự lao động công phu, tỉ mỉ để tiếp cận đối tượng của tác giả thể hiện ở nỗ lực sưu tầm, phục dựng một khối lượng tư liệu phong phú cũng như ý thức khắc phục định kiến khi mô tả, tái hiện những hiện tượng âm nhạc trong lịch sử. Chính điều này là một yếu tố quan trọng tạo nên tính thuyết phục của những câu chuyện âm nhạc mà tác giả kể. Cuốn sách cũng có thể xem như một tài liệu tham khảo trong lĩnh vực nghiên cứu văn hoá đại chúng (popular culture) - một lĩnh vực nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn trong việc khám phá trạng thái tâm lý, nhận thức của xã hội nhưng cho đến nay, vẫn chưa được quan tâm nhiều ở Việt Nam.
Để đảm bảo tính nhất quán trong quan niệm và tính thể hiện của tác giả, Ban Biên tập của Nhà xuất bản trân trọng và giữ nguyên những nhận xét và ngôn từ của Jason Gibbs (nhà nghiên cứu văn hóa ngoại quốc) dù đôi khi chưa thật phù hợp với các quan điểm chính thống của Việt Nam hiện nay, nhưng lại gần gũi với logic của cuộc sống. Chúng tôi mong bạn đọc tiếp nhận với thái độ cầu thị.
4. Mục lục
Lời giới thiệu
Lời tác giả
Bài Tây, bài ta: Khúc dạo đầu và chuyển thể của
ca khúc phổ thông Tây phương của Việt Nam trước 1940
Nhạc tiền chiến: Khởi đầu của ca khúc phổ thông Việt Nam
Cải cách và truyền thống trong ca khúc phổ thông Việt Nam thời kỳ đầu
Kịch nói, La Scène Tonkinoise (Hội kịch Bắc kỳ), và
những bài hát tân nhạc Việt Nam đầu tiên
Tình yêu và khát vọng nơi ranh giới: Những ca khúc ở hai bờ vĩ tuyến 17
Nhạc vàng “hoá vàng”
Điệu Rumba trên dòng Cửu Long: Bolero - một dạng ca khúc phổ thông Việt Nam
Truyền thống và sự tiếp biến trong hình thành âm nhạc xã hội Việt Nam
Những biểu tượng của cuộc chiến tranh chống Mỹ
trong ca khúc Việt Nam sau 1975
Trần Tiến: Người hát rong của thời Đổi Mới
Hà Nội “rock” như thế nào? Lối vào Rock’n’Roll ở Việt Nam
Quốc nhạc Việt Nam: Hành trình tìm kiếm bản Quốc ca
Đến Việt Nam qua cánh cửa hẹp