Tên sách: Thiết kế với thiên nhiên
Tác giả: Ken Yeang
Dịch giả: Trần Huy Côn
Hiệu đính: Trần Đỗ Quyên
Khổ sách: 13x19cm
Số trang: 300 trang
Giá bìa: 59.000 VNĐ
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
Tủ sách: Tri thức Phổ thông
Năm xuất bản: 2011
Phát hành: Tháng 6/2011
HẾT SÁCH
Giới thiệu sách
Đôi dòng về tác giả:
Ken Yeang là người đứng đầu và cộng sự của Công ty Kiến trúc T.R.Hamzah & Yeang Sendiman Berhard. Nhiều công trình nghiên cứu của ông đã được công bố trên các tạp chí quốc tế nổi tiếng như Architecture Record và Progressive Architecture. Ken Yeang bảo vệ luận án Tiến sĩ tại trường Đại học Cambridge về môi trường ứng dụng trong thiết kế xây dựng. Ông còn là trợ lý nghiên cứu trong phân ban nghiên cứu kỹ thuật của trường đại học này. Ông được mệnh danh là “kiến trúc sư sinh thái”.
Về tác phẩm:
Thiết kế với thiên nhiên là cuốn sách phản ảnh đầy đủ quan niệm về kiến trúc sinh thái của Ken Yeang. Đây thực chất là những cơ sở lý thuyết quan trọng về sinh thái phục vụ thiết kế kiến trúc. Sách này đề cập tới những vấn đề: Sinh thái học và thiết kế, kiến trúc và các tác động sinh thái cả kiến trúc, phạm vi thiết kế sinh thái, các tác động sinh thái ở bên ngoài, bên trong, từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài của môi trường xây dựng. Tác giả nhấn mạnh rằng: thiết kế sinh thái thực chất không phải là lý thuyết kiến trúc mà chỉ là một phần lý thuyết gắn liền với kiến trúc. Lý thuyết sinh thái về bản chất có liên quan chặt chẽ với các hệ sinh thái của Trái Đất, có ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động con người và tác động đến môi trường tự nhiên. Lý thuyết thiết kế sinh thái của Ken Yeang cho rằng, bên cạnh kiến trúc, cần xem xét các lĩnh vực liên quan như: sản xuất năng lượng, tái chế chất thải, sử dụng có hiệu quả năng lượng và vật liệu mà người thiết kế cần quan tâm.
Mục lục
Thay lời nói đầu
1. Sinh thái học và thiết kế
Tranh luận về Thiết kế và Sinh thái
Quan niệm về môi trường của người thiết kế và của nhà sinh thái
Những giới hạn sử dụng cuối cùng của các hệ sinh thái và nguồn lực của Trái Đất
Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo
Tác động không gian giữa các hệ sinh thái
Trạng thái động của hệ sinh thái và những tác động luôn thay đổi của nó với môi trường xây dựng theo thời gian
Tính không đồng nhất không gian của các hệ sinh thái
Sự thay đổi không gian của các hệ sinh thái do môi trường xây dựng gây ra
Tính phức tạp của các tác động: Những biến đổi của hệ sinh thái là kết quả của phức hợp các tác động
Tự điều chỉnh và khả năng đồng hoá của các hệ sinh thái
Sự tăng lên của entropy trên Trái Đất do con người gây ra
Những cơ sở của thiết kế sinh thái
2. Kiến trúc và các tác động sinh thái của kiến trúc
Sự khác nhau giữa quan niệm truyền thống của người thiết kế và quan niệm của nhà sinh thái về kiến trúc
Phạm vi tác động của môi trường xây dựng có liên quan đến nhu cầu của người sử dụng nó
Môi trường xây dựng là một hệ thống mở và là thành phần của dòng năng lượng và vật liệu bên trong sinh quyển
Các hoạt động kết hợp với hệ thống thiết kế và các chức năng vận hành bên trong hệ thống đó
Cấu trúc sinh học của môi trường xây dựng
Tổ chức mối quan hệ giữa một hệ thống thiết kế và môi trường của nó
3. Những cơ sở của thiết kế sinh thái
Sự cần thiết có một cấu trúc thiết kế
Quá trình thiết kế là một hình thức chuẩn bị cho việc thống kê các tác động môi trường
Hệ thống cấu trúc để xác định tiêu chí sinh thái trong thiết kế và quy hoạch môi trường xây dựng
Những gợi ý thiết kế
4. Những mối tương thuộc sinh thái bên ngoài của môi trường xây dựng
Những mối tương thuộc của môi trường xây dựng khi là một môi trường không gian
Mô tả sinh thái của một địa điểm
Cung cấp năng lượng và nguồn vật liệu - sự phụ thuộc của môi trường xây dựng vào Trái Đất
Sự phụ thuộc vào khả năng của hệ sinh thái trong việc hấp thụ các phế thải từ môi trường xây dựng một cách có tính hệ thống
Sự khác nhau giữa các hiện trường đô thị và nông thôn
Các chiến lược thiết kế
5. Các tương thuộc sinh thái bên trong của môi trường xây dựng
Những mối tương thuộc bên trong
Thời gian sử dụng kinh tế và thời gian sử dụng thực tế của hệ thống xây dựng
Trách nhiệm thiết kế đảm bảo dài hạn cho hệ thống xây dựng
Các mô hình tuyến tính và tuần hoàn của việc sử dụng vật liệu
Các mô hình sử dụng năng lượng và vật liệu trong hệ sinh thái mẫu và các gợi ý thiết kế của chúng
Chu trình sống của môi trường xây dựng
Tác động không gian của các mô hình sử dụng trong môi trường xây dựng
Thiết kế cho mô hình sử dụng tuần hoàn
6. Những phụ thuộc sinh thái từ ngoài vào trong của môi trường xây dựng
Những tác động qua lại giữa hệ thống thiết kế và môi trường của nó
Mô hình sử dụng và lộ trình
Những tác động và hậu quả của những trao đổi năng lượng và vật liệu từ môi trường đến hệ thống thiết kế
Những ý đồ thiết kế có liên quan đến bảo tồn các đầu vào
Các chỉ số năng lượng là vật chỉ thị tác động môi trường
7. Những phụ thuộc sinh thái từ trong ra ngoài của môi trường xây dựng
Những phát tán từ môi trường xây dựng vào môi trường
Phát sinh chất thải từ môi trường xây dựng
Nhận dạng và lập danh mục các đầu ra
Quản lý những trao đổi từ trong ra ngoài từ môi trường xây dựng
Chỉ dẫn về các chiến lược thiết kế nhằm hiệu chỉnh việc phân hủy các đầu ra
Xác định thời gian, vị trí và mô hình thải ra
8. Thiết kế sinh thái
Danh mục tham khảo
Bình luận sách / Điểm nhấn
“Quan niệm về kiến trúc sinh thái của ông được phản ánh đầy đủ trong tác phẩm Thiết kế với thiên nhiên [Designing with Nature]. Đây thực sự là những cơ sở lý thuyết quan trọng của vấn đề sinh thái phục vụ thiết kế kiến trúc… Tác giả nhấn mạnh rằng thiết kế sinh thái thực chất không phải là lý thuyết kiến trúc mà chỉ có môt phần lý thuyết liên quan đến kiến trúc. Lý thuyết sinh thái, về bản chất, có liên quan chặt chẽ đến vấn đề các hệ sinh thái của Trái đất, có ảnh hưởng tới mọi mặt hoạt động của con người và tác động đến môi trường tự nhiên.”
(Trích Thay lời nói đầu, Thiết kế với thiên nhiên - Ken Yeang)