Tên sách: Trung Quốc sau khủng hoảng – Dưới con mắt các nhà báo và các chuyên gia kinh tế quốc tế
Tác giả: Fareed Zakaria, Paul Krugman, Zbigniew Brezinski, Andrew Grant, Craig Simons, Jonathan Woetzel, Keith Bradsher…
Tổng hợp và dịch: Nguyễn Văn Nhã
Khổ sách: 16x24 cm
Số trang: 400 trang
Giá bìa: 95.000 VNĐ
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
Năm xuất bản: 2011
Giới thiệu sách
Đôi dòng về tác giả: Trung Quốc sau khủng hoảng là cuốn sách tập hợp nhiều bài viết của các nhà báo và các chuyên gia kinh tế quốc tế, điển hình như: Fareed Zakaria là nhà báo người Mĩ gốc Ấn, Paul Krugman là nhà kinh tế học người Mĩ, Zbigniew Brezinski là nhà khoa học chính trị người Mĩ gốc Ba Lan. Cuốn sách được Nguyễn Văn Nhã tổng hợp và dịch. Ông cũng được độc giả biết đến qua tác phẩm dịch và tổng hợp Đại khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - Dưới con mắt các nhà báo và các chuyên gia kinh tế quốc tế ra mắt năm 2009, và là đồng tác giả của một số cuốn sách như cuốn Biển Đông và vấn đề hải đảo ở Việt Nam, Trường Sa & Hoàng Sa – Mảnh đất thiêng của Việt Nam.
Về tác phẩm: Xoay quanh sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc sau khủng hoảng, cuốn sách tập trung vào việc nhận định tình hình kinh tế của Trung Quốc và những vấn đề riêng của quốc gia này về dân tộc, môi sinh, giáo dục, ngoại giao, chính sách phát triển xã hội... Trong cuốn sách, cũng có một số tác giả bàn về hậu quả của sự phát triển Trung Quốc như tình trạng thất nghiệp, khuynh hướng phô trương sức mạnh đối với các quốc gia láng giếng, ô nhiễm môi trường... Với mục đích chính là nhằm giới thiệu tới độc giả một vài nét phác thảo về quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung quốc sau khủng hoảng muốn cung cấp một cái nhìn đa diện của bạn bè quốc tế về sức mạnh Trung Quốc cũng như mối lo ngại về siêu cường mới nổi này.
Mục lục
Lời nói đầu
Lời cảm ơn
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ TRUNG QUỐC SAU KHỦNG HOẢNG
Người chiến thắng thực sự trong cuộc suy thoái
Tôn chỉ mới tại Trung Quốc: Kinh doanh trước hết
Trung Quốc: Thị trường chứng khoán cao ngất trời
Bong bóng Trung Quốc sắp nổ?
Giải phóng người tiêu dùng Trung Quốc
Những người khổng lồ vô danh
Quyết định rút lui mạo hiểm của Trung Quốc
Trung Quốc thúc đẩy một trật tự tiền tệ toàn cầu mới
Tương lai đồng nhân dân tệ (RMB)
Suy thoái nơi khác, Trung Quốc vẫn phồn thịnh
Trung Quốc thay đổi chính sách để duy trì hồi phục kinh tế
Viễn ảnh xuất khẩu của Trung Quốc: Khiếp sợ con rồng
Không phải là của giả
CHƯƠNG 2: NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH
Mọi điều bạn biết về Trung Quốc đều sai cả
Hãy nghĩ lại đi: châu Á đang trỗi dậy
Con đường trước mắt cho các nền kinh tế Á châu
Những nỗi lo sợ thật và giả
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC LÊN KHU VỰC
Lân bang lo ngại sức mạnh kinh tế của Trung Quốc
Trung Quốc vượt qua Nhật Bản
Nợ tăng đe dọa kinh tế Nhật Bản
Rio Tinto vuột khỏi tầm tay của Trung Quốc
Vùng mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN
Hiệp định Trung Quốc - ASEAN (CAFTA) nhiều hơn là cùng thắng
Tại sao cộng đồng Đông Á đáng được chú ý
Chính sách của Mĩ đối với Đông Á cũng cần thay đổi
CHƯƠNG 4: “MỐI ĐE DỌA TRUNG QUỐC” TẠI KHU VỰC
Ấn Độ trỗi dậy
Quân đội Ấn Độ mơ về sức mạnh
Trung Quốc đối lại Ấn Độ
Tăng cường quân sự trên đỉnh Himalayas: một cán cân không đều
Con rồng phun lửa vào con voi
Hải quân Trung Quốc đi qua bờ biển Ấn Độ
Sợ ảnh hưởng
Chân trời xa
Tham vọng hải quân của Trung Quốc
Chiến tranh vùng biên giới Myanmar - Trung Quốc
Chiến khu của phe nổi loạn nằm trong tình trạng báo động
Kazakhstan nghĩ đến việc cho Trung Quốc thuê đất
Hồ Cẩm Đào công bố sáng kiến ngoại giao
Trung Quốc điều chỉnh chính sách tại Trung Á
Trung Quốc tham gia đường ống-Istan
CHƯƠNG 5: CÁC VẤN ĐỀ VĂN HÓA, XÃ HỘI, GIÁO DỤC…
Trung Quốc: Sự mất cân đối nhân khẩu tăng nhanh
Đôi co vùng Châu thổ Chu Giang
Đường gãy sắc tộc tại Trung Quốc
Trung Quốc thay đổi cách nhìn về sắc tộc
Vụ án Mafia ở Trùng Khánh
Cuộc cách mạng chống hối lộ tại Trung Quốc
Khổng giáo: Sợi dây thiết yếu của cái nỏ thần Trung Quốc
Trung Quốc: con đường học vấn vinh quang dễ dàng
Đập thủy điện Tam Hiệp hoàn thành
Quốc gia ô nhiễm nhất thế giới nổi lên thành lãnh đạo công nghệ xanh
Bành trướng điện hạt nhân ở Trung Quốc gây ra nhiều quan ngại
CHƯƠNG 6: QUAN HỆ HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC
Nụ cười cuối cùng của ngài Geithner
Nhị cực Trung Quốc - Mĩ là một giấc mơ hão
Một cặp lạ đời
Đèn cù vẫn quay
Ăn mày hàng xóm
Cái chết của con quái vật
Thế giới mất cân đối
Năm mới Trung Quốc
Krugman đổ lỗi cho nạn nhân
Về chuyến công du Trung Quốc của Tổng thống Obama
Trung Quốc: cần một trấn an chiến lược
Obama trên xa lộ Á châu
Obama làm thế nào để định hình sự nổi lên của châu Á
Tướng Trung Quốc trường chinh qua Mĩ
CHƯƠNG 7: THAY LỜI KẾT
Trung Quốc lùi một bước
Cái hay của sự cởi mở: Trung Quốc và Viễn đông
Phụ lục
Phụ lục 1: Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc
Phụ lục 2: Sản lượng một số quốc gia trên thế giới
Phụ lục 3: Kinh tế thống kê
Phụ lục 4: Bản đồ Trung Quốc
Phụ lục 5: Tỉ giá hối đoái một số đồng tiền so với USD
Phụ lục 6: Thị trường chứng khoán Tokyo, Nhật Bản (Nikkei) và Thị trường
Phụ lục 7: Lịch sử tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
Phụ lục 8: Chân dung và đóng góp của một số nhà lãnh đạo Trung Quốc thời mở cửa
Trích sách
“Nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia lân bang của Trung Quốc, đều tỏ vẻ lo ngại về sức mạnh đang lên của họ. Chưa ai quên được những hình ảnh quá khích của cuộc đại cách mạng văn hóa vô sản, mà đằng sau nó là chủ nghĩa dân tộc, nếu không muốn nói chủ
nghĩa Đại Hán. Sức mạnh kinh tế đã cho phép Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự. Và trong thời buổi cạnh tranh kinh tế quyết liệt hiện nay, sức mạnh quân sự nhiều khi là chủ bài cho ý đồ kinh tế. Người Trung Quốc có lí do, sau bao nhiêu năm bị nước ngoài xâm chiếm, đã
vùng lên, đổi mới đất nước. Nhưng sự hăng say cách mạng này liệu có là cơ sở để bảo đảm ổn định thế giới, ít nhất là hòa bình cho khu vực Á châu?”
(Trích Lời nói đầu, Trung Quốc sau khủng hoảng - Nguyễn Văn Nhã tổng hợp và dịch)