Tên sách: Tư duy như hệ thống
Tác giả: David Bohm
Dịch giả: Tiết Hùng Thái
Hiệu đính: Chu Trung Can
Khổ sách: 13x20,5 cm
Số trang: 406 trang
Giá bìa: 77.000
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
Tủ sách: Tinh hoa
Năm xuất bản: 2011
Phát hành: Tháng 11/2011
Giới thiệu sách
Đôi dòng về tác giả:
Joseph David Bohm là một nhà vật lí lượng tử người Anh. Ông nguyên là giáo sư danh dự Đại học Birkbeck thuộc Đại học Tổng hợp London. Ông là tác giả nhiều cuốn sách và bài báo, trong đó có Thuyết nhân quả và Ngẫu nhiên trong Vật lý hiện đại, Cái toàn thể và Trật tự ẩn, Vũ trụ không phân chia (viết cùng với Basil Hiley). David Bohm là một trong những người có nhiều ảnh hưởng tới mô hình lí thuyết hiện đại. Sự thách thức của Bohm với những hiểu biết thông thường về lí thuyết lượng tử đã khiến các nhà khoa học suy nghĩ lại về những việc họ đang làm, đặt câu hỏi về bản chất của lí thuyết mà họ đang theo đuổi và xác định phương pháp luận khoa học của họ.
Về tác phẩm:
Tư duy như hệ thống là cuốn sách bán chạy nhất của David Bohm. Xây dựng dựa trên những nguyên tắc về mối quan hệ giữa tâm trí và vật chất đã được bàn tới trong cuốn Cái toàn thể và trật tự ẩn, Bohm đã tìm hiểu cách thức mà trong đó suy nghĩ đóng vai trò tích cực trong việc hình thành nhận thức. Ông bác bỏ quan niệm cho rằng các quá trình tư duy của chúng ta chỉ thông báo một cách trung tình những gì xảy ra “ngoài kia” trong một thế giới khách quan. Ông khảo sát cách thức tư duy tham gia tích cực vào sự hình thành tri giác, cảm nhận của chúng ta về ý nghĩa và những hành động thường ngày của mình.
***
Mục lục
Lời nhà xuất bản
Lời nói đầu
Lời cảm tạ
Tối thứ Sáu
Sáng thứ Bảy
Chiều thứ Bảy
Sáng Chủ nhật
Chiều Chủ nhật
***
Bình luận sách
“Trong cuốn Tư duy như một hệ thống, nhà vât lý lý thuyết David Bohm đã đưa ra chủ đề về vai trò của tư duy và tri thức ở mọi cấp độ của đời sống con người, từ những suy nghĩ riêng tư về căn tính của cá nhân đến những nỗ lực tập thể nhằm vươn tới một nền văn minh tốt đẹp hơn. Bằng việc nghiên cứu sâu những nguyên tắc về mối quan hệ giữa tâm trí và vật chất, được nêu ra lần đầu tiên trong cuốn Cái toàn thể và trật tự ẩn, David Bohm đã bác bỏ quan niệm cho rằng các quá trình tư duy của chúng ta chỉ thông báo một cách trung tính những gì xảy ra “ngoài kia” trong một thế giới khách quan. Ông khảo sát cách thức tư duy tham gia tích cực vào sự hình thành tri giác, cảm nhận của chúng ta về ý nghĩa và những hành động thường ngày của mình. Ông gợi ý rằng những tư duy và tri thức tập thể đã trở thành tự động đến nỗi phần lớn chúng ta bị chúng điều khiển, hậu quả là mất đi tính xác thực, tự do và trật tự. Trong ba ngày chuyện trò với năm mươi người tham dự hội thảo ở Ojai, California, David Bohm đã đưa ra một cách nhìn triệt để về những nguồn gốc ngầm bên dưới của những xung đột giữa người với người, và tìm hiểu những khả năng cho sự biến chuyển cá nhân và tập thể.”
(Trích Lời nói đầu, Tư duy như hệ thống, David Bohm, NXB Tri thức, 2011)