Tên sách: Văn học Chăm - Khái luận
Tác giả: Inrasara
Khổ sách: 16 x 24 cm
Số trang: 320 trang
Giá bìa: 90.000 VNĐ
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
Năm xuất bản: 2011
HẾT SÁCH
Giới thiệu sách
Tác giả: Inrasara, tên thật là Phú Trạm, sinh năm 1957 tại làng Chăm Caklaing – Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ông có 10 năm làm việc tại các cơ quan nghiên cứu. Tới năm 1998, nghỉ việc. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội Văn học-nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam. Inrasara là một trong số ít những nhà nghiên cứu văn hóa Chăm hiện nay. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách thu hút được sự quan tâm của độc giả như Văn học Chăm I – Khái luận (1994), Các vấn đề văn hóa- xã hội Chăm (1999), Chân dung cát (2006), Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo (2006)...
Tác phẩm: Văn học Chăm khái luận là một trong những công trình ít ỏi dành cho lịch sử văn học Chăm. Đây là lần đầu tiên văn học Chăm được thống kê các thể loại, những tác phẩm tiêu biểu và những phán đoán về thời kì ra đời của chúng, giúp bổ sung cho vốn hiểu biết về di sản tinh thần của người Chăm. Trong hơn 100 văn phẩm tác giả tiếp cận được (không kể văn học dân gian) chỉ có 6 dưới dạng in, còn lại thì 12 là bản ghi âm và 86 là bản viết tay. Inrasara bỏ gần hai mươi năm để thu thập tư liệu và hơn tám năm để làm công việc biên soạn.
*****
Muc lục
Lời mở
Lời giới thiệu
Lời nói đầu
Những chữ viết tắt
Chương I
Con đường tìm đến văn học Chăm
Chương II
Văn học dân gian Chăm
Chương III
Văn học viết Chăm
Chương IV
Văn học Chăm hiện đại
Phụ lục I
Phụ lục II
Bảng từ vựng Chăm
Bảng chuyển tự Chăm – Latin
The literature of Champa
Tài liệu tham khảo
*****
Điểm nhấn
“Giải thưởng CHCPI – Sorbonne (Pháp) [Trung tâm Lịch sử và Văn minh Đông Dương] muốn gây sự chú ý đến một công trình có giá trị lớn về mặt khoa học, cũng như khích lệ Inrasara trên con đường nghiên cứu văn học Champa”.
GS. F.B. Lafont, Giám đốc CHCPI – Sorbonne
“Chỉ riêng lĩnh vực văn học, Inrasara đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa lớn... Bộ sách Văn hóa Chăm tới cả ngàn trang của tác giả là công trình đầy đủ và có hệ thống về di dản văn hóa của dân tộc này mà trước đó chưa từng có”.
PGS.TS Bùi Khánh Thế
“Tôi tin rằng Văn học Chăm sẽ được đón nhận như một tin vui lớn không những trong cộng đồng người Chăm, trong các tộc người trên đất nước Việt Nam, mà cả trong giới chuyên môn trên thế giới”.
PGS Nguyễn Tấn Đắc
“Inrasara công phu và kiên trì xoi một lối đi khác từ văn học dân gian đến văn học viết Champa, từ cổ tới cận đại và hiện đại, và đến nay đã phơi lộ được một kho tàng khổng lồ hết sức quý. Kho tàng ấy lại được soi rọi trong phân tích và giải mã dưới ánh sáng của những lí thuyết hiện đại và cả hậu hiện đại mà anh luôn tự trang bị cập nhật cho mình”.
Nhà văn Nguyên Ngọc