I. THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Vật lý hiện đại giữa đời thường
Tác giả: Nguyễn Xuân Chánh
Khổ sách: 16 x 24 cm
Số trang: 508 trang
Giá bìa: 150.000 VNĐ
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
II. GIỚI THIỆU SÁCH
1. Về tác giả:
Nguyễn Xuân Chánh sinh năm 1932 tại Phú Lễ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế, giảng dậy Vật lý ở Đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện trưởng Viện Vật lý kỹ thuật. Ông là tác giả của nhiều sách chuyên đề về Vật lý chất rắn và sách phổ biến khoa học về Vật lý ứng dụng trong đời sống.
2. Về tác phẩm:
Cuốn Vật lý hiện đại giữa đời thường là tập hợp nhiều bài viết phổ biến kiến thức khoa học của tác giả đã đăng tải trên các tờ Vật lý & Tuổi trẻ, Tạp chí Khoa học Tổ Quốc, Tạp chí Hoạt động Khoa học góp phần giải thích những ứng dụng của vật lý trong cuộc sống hằng ngày. Cuốn sách hơn 400 trang được chia làm 6 chương: Vật liệu đặc biệt, Phỏng sinh học, Tìm hiểu Trái đất và Mặt trăng, Hiển thị, Đồng hồ và đo thời gian, Kỹ thuật chụp ảnh và quay phim.
3. Mục lục
Lời nói đầu
Chương I: VẬT LIỆU ĐẶC BIỆT
I§1 Vật liệu xưa và nay
I§2 Siêu vật liệu - Vật liệu có chiết suất âm
I§3 Vật liệu auxetic vật liệu có hệ số Poisson âm
I§4 Vật liệu nhớ hình và siêu đàn hồi Nitinol
I§5 Vật liệu áp điện
I§6 Nam châm đất hiếm
I§7 Vật liệu siêu dẫn
I§8 Ống nano cacbon (carbon nanotube)
I§9 Graphen
I§10 Từ điện trở khổng lồ
I§11 Đất hiếm và công nghệ cao
I§12 Nguyên liệu chiến lược
Chương II: PHỎNG SINH HỌC
II§1 Học tập thiên nhiên
II§2 Từ lá sen đến bề mặt ghét nước, thích nước
II§3 Phỏng thể da cá mập để giảm ma sát
II§4 Bề mặt bôi trơn phỏng thể hoa của cây ăn thịt
II§5 Vật liệu ít ma sát theo kiểu cá cát
II§6 Chống phản xạ phỏng thể mắt bướm
II§7 Bám dính kiểu bàn chân thạch sùng
II§8 Tạo màu theo cấu trúc phỏng thể cánh bướm, lông công
II§9 Cảm biến phỏng thể côn trùng
II§10 Mũi và mũi điện tử
II§11 Từ quan sát cá bơi đến phát điện bằng dòng nước chảy
II§12 Phỏng thể côn trùng làm máy bay do thám tí hon
II§13 Học tập nhện sử dụng dê để làm tơ sợi
Chương III: TÌM HIỂU TRÁI ĐẤT VÀ MẶT TRĂNG
III§1 Vật lý và nguồn gốc Trái Đất - Mặt Trăng
III§2 Trái Đất
III§3 Động đất
III§4 Động đất do người tạo ra
III§5 Núi lửa
III§6 Sóng thần
III§7 Vật lý và bão
III§8 Suy giảm Ôzôn
III§9 Sự ấm lên toàn cầu và vấn đề thải khí Co2
III§10 Biến đổi khí hậu
III§11 Nhà vật lý Newton đã tìm hiểu về thủy triều ở Việt Nam
III§12 Nước trên Mặt Trăng
III§13 Năm mươi năm quan sát Trái Đất từ vũ trụ
III§14 Vệ tinh quan sát Trái Đất
III§15 Thang lên trời
III§16 Vật lý theo dõi đá quý trong lòng đất
III§17 Nhìn thấy được phóng xạ ở sâu trong lòng đất
III§18 Xung quanh vấn đề một tiểu hành tinh sẽ va chạm Trái Đất vào năm 2029 và 2036
III§19 Từ Trái Đất tìm hiểu sao Hỏa
Chương IV: HIỂN THỊ
IV§1 Mở đầu
IV§2 Vật lý và đôi mắt
IV§3 Hiển thị bằng CRT
IV§4 Hiển thị LCD
IV§5 Hiển thị Plasma PDP (PLASMA DISPLAY PANEL)
IV§6 Hiển thị phát xạ trường FED (FIELD EMISSION DISPLAY)
IV§7 Hiển thị OLED
IV§8 Hiển thị bằng DLP
IV§9 Giấy mực điện tử
IV§10 Hiển thị ba chiều
IV§11 Hiển thị ảnh 3D
IV§12 Hiển thị ảnh 3D bằng Holography
IV§13 Hiển thị chuyển động
IV§14 Màn hình cảm ứng
Chương V: ĐỒNG HỒ VÀ ĐO THỜI GIAN
V§1 Đồng hồ xưa và nay
V§2 Đồng hồ nguyên tử và giờ quốc tế
V§3 Đo thời gian kiểu lược tần số
V§4 Đo thời gian ở định vị theo vệ tinh
V§5 Đo thời gian ở khảo cổ
Chương VI: KỸ THUẬT CHỤP ẢNH QUAY PHIM
VI§1 Lịch sử chụp ảnh
VI§2 Máy ảnh
VI§3 Chụp ảnh kỹ thuật số
VI§4 Máy chụp ảnh
VI§5 Cảm biến CCD
VI§6 Cảm biến CMOS
VI§7 Bộ lọc Bayer
VI§8 Kỹ thuật lọc màu X3 và cảm biến Foveon
VI§9 Máy quay kỹ thuật số loại 3 CCD
VI§10 Bộ nhớ Flash
VI§11 Chụp ảnh ở Việt Nam
Bảng tra cứu
4. Điểm nhấn
“Nói đến phổ biến khoa học tôi rất có ấn tượng với mội bài báo đăng ở tạp chí Scientific American số kỷ niệm Einstein và năm Vật lý quốc tế 2005, với nhan đề “Ở đâu cũng gặp Einstein”.
Đại ý bài báo cho biết đi một vòng quanh phố nhỏ, ta gặp Einstein ở cửa hàng tạp hóa bán bút trỏ laser vì ở chấm sáng nhỏ đỏ rực chiếu lên tường có bức xạ hưởng ứng, ý tưởng thiên tài của Einstein đưa ra năm 1917 mà nhờ đó sau này các nhà khoa học Liên Xô và Mỹ mới chế tạo được laser và đoạt giải Nobel Vật lý năm 1982. Ta gặp Einstein ở vườn hoa, nơi các em học sinh đang cầm máy ảnh số chụp ảnh kỷ niệm cho nhau vì ở cảm biến của máy ảnh số có hiệu ứng quang điện, công trình mà Einstein đoạt giải Nobel Vật lý năm 1921. Gần đến ngã rẽ, người lái xe nhìn bản đồ GPS đặt cạnh tay lái để tìm đường. Ở cái bản đồ to chỉ bằng bàn tay đó có cả thuyết tương đối rộng và thuyết tương đối hẹp của Einstein, lý thuyết mà có một thời báo chí nói rằng trên toàn thế giới may ra thì có mươi người hiểu được.
Qua cách diễn giải phân tích của tác giả bài báo, người đọc thấy rõ, hiểu được sâu sắc hơn những thứ thường gặp hằng ngày nhưng lâu nay vẫn thấy bí hiểm, nắm được cụ thể một số điểm chính của lý thuyết Einstein để có cơ sở tìm hiểu những ứng dụng khoa học khác.
Suy rộng ra thì hiện nay xung quanh ta, ở đâu cũng gặp Vật lý hiện đại. Tuy nhiên phải chú ý tìm hiểu thì mới thấy được Vật lý hiện đại đã thấm sâu, lan tỏa vào những ứng dụng khoa học đơn giản giữa đời thường.”
(Trích Lời nói đầu, Vật lý hiện đại giữa đời thường, Nguyễn Xuân Chánh, NXB Tri thức, 2012)