. THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Vật lý hiện đại: Những vấn đề thời sự từ Bigbounce đến vũ trụ toàn ảnh
Tác giả: Cao Chi
Khổ sách: 16x24 cm
Số trang: 388 trang
Giá bìa: 90.000 VNĐ
Loại sách: Bìa mềm, tay gập
Năm xuất bản: 2011
TÁI BẢN
II. GIỚI THIỆU SÁCH
1. Tác giả:
GS. Cao Chi là cộng tác viên khoa học Việt Nam tại Viện Liên hiệp nghiên cứu hạt nhân Doubna (1963-1968), chuyên viên cao cấp Viện Khoa học Kỹ thuật Hạt nhân, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (1968-1995). Tác giả nhiều công trình khoa học về đối xứng, hấp dẫn, ứng dụng hình học vào lý thuyết trường, nhiều bài viết về năng lượng hạt nhân và phổ biến khoa học đăng tải trên các tạp chí, các tổng quan trên hai tập kỉ yếu do NXB Tri ấn hành, như: Max Planck - Người khai sáng thuyết lượng tử: Kỷ yếu mừng sinh nhật thứ 150 (1858 – 2008) (2009); 150 năm thuyết tiến hoá & Charles Darwin – Kỷ yếu 2009, Tập 2 (01/2010). Đồng dịch giả (cùng với Phạm Văn Thiều) cuốn Lược sử thời gian của Stephen Hawking. Chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước KC 09-17: Nghiên cứu chiến lược phát triển Khoa học Kỹ thuật hạt nhân và Năng lượng hạt nhân nhằm Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật hạt nhân vào các ngành kinh tế và khả năng đưa điện nguyên tử vào Việt Nam.
2. Tác phẩm:
Vật lý hiện đại: Những vấn đề thời sự từ Bigbounce đến vũ trụ toàn ảnh là một phác thảo tổng quan những kiến thức cơ bản nhất của vật lý hiện đại mà hiện đang có ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực khoa học và triết học. Đề cập tới những lĩnh vực quan trọng nhất và thời sự nhất của vật lý hiện đại, tác giả của cuốn sách này hi vọng có thể giúp ích cho các bạn đọc không chỉ các bạn học tập và công tác trong ngành vật lý mà còn cho nhiều bạn đọc ở nhiều ngành khác (sinh học, triết học, nghệ thuật) dễ dàng tiếp cận với các vấn đề khác của vật lý hiện đại.
Sách gồm 4 phần với 9 chương, trong mỗi chương có nhiều mục §, mỗi mục được trình bày theo thể thức để có thể đọc được gần như độc lập với nhau. Ngoài bốn phần trên, cuối sách có phần phụ lục.Tài liệu tham khảo được in kèm sau mỗi mục giúp dễ dàng cho việc tham chiếu. Các từ mới và từ viết tắt đươc giải thích ngay trong mục hoặc trong phần chú thích sau mỗi mục. Cuối sách có bảng tra cứu giúp tìm vị trí (ở trang nào) của các từ. Sách được minh họa bằng nhiều hình (khoảng 200 hình) nhằm làm cho việc đọc trở nên thú vị và dễ hiểu.
3. Mục lục:
Phần Một: Hấp dẫn và vũ trụ
Chương I - Vũ trụ
I§1 - Einstein và Vũ trụ lượng tử
I§2 - Trước Bigbang có gì?
I§3 - Bigbounce: một giả thuyết mới về điểm phát sinh của vũ trụ
I§4 - Bức xạ phông tàn dư của vũ trụ hay Bức xạ phông vi sóng (CMB - Cosmic Microwave Background)
I§5 - Năng lượng tối: Liệu có cần một lý thuyết vật lý mới cho vũ trụ?
I§6 - Vật chất tối là gì?
I§7 - Các vũ trụ song song
I§8 - Nhiều tỷ năm sau...
I§9 - Chung cuộc của vũ trụ
Chương II - Lỗ đen
II§1 - Các lỗ đen. Liệu có thể chế tạo lỗ đen trong phòng thí nghiệm
II§2 - Kết thúc một bí ẩn vũ trụ: các bùng nổ tia gamma đã được giải thích?
Chương III - Cần thay đổi lý thuyết Einstein
III§1 - Sáu lý do để thay đổi lý thuyết hấp dẫn
III§2 - Các mô hình tổng quát hóa lý thuyết Einstein
Phần Hai: Lượng tử và các hạt cơ bản
Chương IV - Cơ học lượng tử
IV§1 - Cơ học lượng tử: từ quan điểm Einstein đến quan điểm tương quan (RQM)
IV§2 - Viễn tải lượng tử
IV§3 - Bất đẳng thức Bell
Chương V - Vật lý các hạt cơ bản
V§1 - Máy gia tốc LHC
V§2 - Kính viễn vọng GLAST: cửa sổ vào vũ trụ vùng năng lượng cao
V§3 - Nếu hạt Higgs không tồn tại,...?
V§4 - Các hằng số vật lý có thể thay đổi theo không gian và thời gian
Phần Ba: Thống nhất hấp dẫn và lượng tử: lý thuyết, quan điểm
Chương VI - Các khuynh hướng xây dựng lý thuyết thống nhất (Toe-Theory of Everything)
VI§1 - Lý thuyết dây: 30 năm hy vọng...
VI§2 - Lý thuyết hấp dẫn lượng tử vòng
VI§3 - Hình học không giao hoán: một quan điểm cách mạng về không-thời gian
VI§4 - Có thể hiểu được Vũ trụ chăng?
VI§5 - Một loại hình khoa học mới: 256 quy tắc để hiểu toàn bộ thế giới thực tại?
Chương VII - Phức hợp
VII§1 - Khoa học phức hợp - Khoa học của thế kỷ XXI
VII§2 - Nguyên lý đột sinh với vật lý hiện đại
VII§3 - Lý thuyết tai biến và phức hợp
Chương VIII - Vũ trụ toàn ảnh
VIII§1 - Một nguyên lý mới trong vật lý lượng tử: Nguyên lý Toàn ảnh (Holographic principle)
VIII§2 - Cuộc chiến quanh xung quanh vấn đề thông tin từ lỗ đen và nguyên lý toàn ảnh
VIII§3 - Các lỗ đen và độ nhớt của hệ các hạt tương tác mạnh [2a và b]
VIII§4 - Vũ trụ toàn ảnh: một kỷ nguyên khoa học mới?
Phần Bốn: Đối xứng và phá vỡ đối xứng
Chương IX - Đối xứng trong khoa học và nghệ thuật
IX§1 - Đối xứng và phá vỡ đối xứng
IX§2 - Đối xứng và phá vỡ đối xứng trong khoa học
IX§3 - Đối xứng và phá vỡ đối xứng trong nghệ thuật
Phần Phụ lục: Khoa học và nghệ thuật, phật giáo và vật lý, Sự sống trong đa vũ trụ
P§1 - Nghệ thuật và Khoa học
P§2 - Phật giáo tương thích với các yêu cầu của khoa học hiện đại (Einstein)
P§3 - Đi tìm sự sống trong đa vũ trụ
P§4 - Ngẫu nhiên trong lòng sự sống (Tính xác suất trong vi mô lượng tử cũng tồn tại trong sinh học)
Bảng tra cứu
---------
4. Trích đoạn:
Trong vật lý hiện đại vấn đề số một vẫn là vấn đề xây dựng những lý thuyêt thống nhất hấp dẫn và lượng tử. Để thực hiện lý thuyết thống nhất nhiều công cụ đã được ứng dụng: lý thuyết phức hợp, lý thuyết tai biến của René Thom, lý thuyết toàn ảnh (holography). Đặc biệt cách tiếp cận toàn ảnh giúp thống nhất hấp dẫn và lượng tử và rộng hơn cung cấp một tầm nhìn nhất quán đối với mọi hiện tượng thuộc vật lý, sinh học, bệnh học, tâm lý học, ngoại tâm lý học (parapsychology).
Ngoài các lý thuyết thống nhất cuốn sách còn đề cập đến vấn đề đối xứng trong khoa học, nghệ thuật và mối liên quan giữa vật lý với tôn giáo và sinh học.
(Trích Bìa 4, Vật lý hiện đại:
Những vấn đề thời sự từ Bigbounce đến vũ trụ toàn ảnh - Cao Chi)