I) THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Xã hội dân sự
Tác giả: Vũ Duy Phú (chủ biên), Đặng Ngọc Dinh, Trần Chí Đức, Nguyễn Vi Khải
Khổ sách: 14,5 x 20,5 cm
Số trang: 364 trang
Giá bìa: 88.000VNĐ
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
Năm xuất bản: 2013
TÁI BẢN
II) Giới thiệu sách
1) Về tác giả:
TS. Vũ Duy Phú, nguyên Vụ trưởng khoa học và kỹ thuật, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử - Tin học Việt Nam, hiện là Phó Viện trưởng Viện VIDS, biên soạn.
Thạc sỹ Trần Chí Đức, nguyên là chuyên viên chính Viện Chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện là chuyên viên chính nghiên cứu thuộc Viện VIDS, biên soạn.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Vi Khải, nguyên Viện trưởng Viện Chủ nghĩa xã hội (CNXH) khoa học, thuộc Viện Mác - Lê, nguyên Thư ký Tổ lý luận, Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, hiện là Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Câu lạc bộ phát triển, biên soạn.
PGS. TS Đặng Ngọc Dinh, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên Viện trưởng Viện VIDS, hiện là Ủy viên Hội đồng của Viện, biên soạn.
2) Về tác phẩm:
Xã hội dân sự (XHDS) là một đề tài vừa cổ điển, lại vừa rất thời sự. Nó cổ điển bởi vì ngay từ thời Cổ Hy Lạp, người ta đã bàn tới khái niệm này. Sang thế kỷ XVI, XHDS chính thức xuất hiện và trở nên phổ biến từ thế kỷ XVIII, khi các nhà triết học kinh điển lại đem ra phân tích sôi nổi một lần nữa. Tính thời sự của XHDS là rõ ràng với sự trở lại của vấn đề này từ giữa thế kỷ XX, khi cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới bắt đầu bùng nổ và xuất hiện dần nền kinh tế tri thức.
Không phải ngẫu nhiên XHDS được quan tâm trở lại. Cho đến hiện nay, ở tầm rộng và khái quát nhất, mỗi xã hội hiện đại đều được coi là cấu thành bởi ba trụ cột chính, đó là nhà nước, thị trường và XHDS. Về đại thể, nhà nước và thị trường đã phát triển ngày càng đầy đủ và toàn diện, và cũng đã được nghiên cứu khá sâu sắc thấu đáo. Riêng phần XHDS, cái chân thứ ba khá quan trọng trong cái kiềng kết cấu của một xã hội hiện đại, cho đến nay vẫn còn những khía cạnh dường như chưa được hình thành thật đầy đủ và rõ nét, sự phong phú và tính đa dạng của nó vẫn chưa được tìm hiểu một cách cặn kẽ, nhất là đối với những nước đang chuyển đổi như nước ta.
Trên thực tế, Đảng Cộng sản Việt Nam từ thời kỳ tiền khởi nghĩa 1945 đã dựa vào lực lượng chủ lực là nhân dân, thông qua các đoàn thể cách mạng do Đảng lập ra, để tiến hành đấu tranh dành độc lập, bảo vệ và xây dựng đất nước. Theo quan niệm khái quát hiện nay thì Đảng Cộng sản đã sáng suốt, khéo léo vận dụng một bộ phận quan trọng các tổ chức nhân dân nằm trong phạm trù XHDS, nhưng không dùng cái tên đã được triết học hoá mà ngày nay đang trở thành thuật ngữ phổ biến.
***
3) Mục lục
Lời nói đầu
Nhận xét của một số độc giả đầu tiên
CHƯƠNG I - XÃ HỘI DÂN SỰ - NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN (Nguyễn Vi Khải)
I) Xã hội dân sự, lịch sử vấn đề và khái niệm
II) Xã hội dân sự, lịch sử vấn đề và khái niệm
III) Vấn đề xã hội hoá và vai trò của xã hội dân sự với phản biện xã hội
IV) Xã hội dân sự trong bối cảnh và điều kiện mới
Tài liệu tham khảo
CHƯƠNG II - XÃ HỘI DÂN SỰ TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI (Trong thời đại kinh tế tri thức và hội nhập toàn cầu hiện nay) (Trần Chí Đức)
I) Toàn cầu hoá và xã hội dân sự - Những cơ hội và thách thức
II) Nền kinh tế tri thức và xã hội dân sự
III) Tự do dân chủ - Xu thế tất yếu trong phát triển và xã hội dân sự
IV) Tự do dân chủ - Xu thế tất yếu trong phát triển và xã hội dân sự
V) Xã hội dân sự đã trở thành một hiện tượng mang tính toàn cầu và cách tiếp cận trong đánh giá xã hội dân sự
Tài liệu tham khảo
CHƯƠNG III - TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM - NHỮNG MẶT TÍCH CỰC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA (Đặng Ngọc Dinh)
I) Bản chất xã hội dân sự và phương pháp luận đánh giá xã hội dân sự
II) Phân tích đặc điểm xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay
III) Đánh giá ban đầu về xã hội dân sự ở Việt Nam
IV) Kết luận và khuyến nghị
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
CHƯƠNG IV - THẾ GIỚI NGÀY NAY VÀ TƯƠNG LAI DƯỚI GÓC NHÌN TỪ NHỮNG NGƯỜI DÂN – XÃ HỘI DÂN SỰ (Vũ Duy Phú)
I) Cùng nhìn sâu vào hiện tại: Thế kỷ XXI - Thế kỷ của sự thức tỉnh toàn cầu về nền văn minh của loài người và môi trường sống của nó
II) Cùng nhìn xa tới tương lai: Những kịch bản khả dĩ về chính trị - xã hội thế giới trong tương lai trung hạn; Tầm nhìn đến những năm 2030 và xa hơn
III) Hành vi và chiều hướng tiến hoá của xã hội dân sự trên thế giới “thích nghi với” và/hoặc “tác động tới” các kịch bản (viễn cảnh) nói trên
Tài liệu tham khảo
CHƯƠNG V - PHÁT TRIỂN XÃ HỘI DÂN SỰ THÔNG THÁI TƯƠNG XỨNG VỚI NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN HIỆN ĐẠI LÀ NHIỆM VỤ QUAN TRỌNG CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ KỶ XXI (Vũ Duy Phú)
I) Thử bàn về các đường chuẩn xây dựng chiến lược dài hạn Việt Nam
II) Thử bàn về các đường chuẩn xây dựng chiến lược dài hạn Việt Nam
III) Những nét lớn về nhà nước pháp quyền Việt Nam
IV) Phác họa một xã hội dân sự Việt Nam thông thái trong tương lai, tương xứng với nhà nước pháp quyền hiện đại Việt Nam
Lời kết
Tài liệu tham khảo
PHỤ LỤC CUỐI SÁCH
Hình thoi đánh giá xã hội dân sự của một số nước (Đặng Ngọc Dinh)
4) Điểm nhấn
“…Tóm lại, có thể nói ngắn gọn, đây là quyển sách tiếng Việt đầu tiên được viết có hệ thống, hoàn chỉnh, sâu sắc và tương đối toàn diện chuyên về XHDS, có thể dùng làm tài liệu nâng cao tri thức cơ bản cho rộng rãi người đọc, và cũng có thể làm tài liệu tham khảo rất bổ ích cho các nhà nghiên cứu xã hội về chủ đề này. Điều đặc biệt là các tác giả đã đưa ra một cách đầy đủ không chỉ những khái niệm cơ bản có hệ thống, những đánh giá chuyên gia khách quan, mà còn mạnh dạn đề cập những nhận định sâu sắc, táo bạo, thậm chí hơi quá lạc quan. Có thể có những tranh luận, phản bác điều này, ý khác - không thể tránh khỏi - song, đó chính là con đường phổ biến góp phần từng bước, từng bước dẫn chúng ta tới chân lý…” GS. TSKH Nguyễn Quang Thái.
(trích Nhận xét của một số độc giả đầu tiên nhân đọc cuốn sách Xã hội dân sự - Một số vấn đề chọn lọc, Xã hội dân sự, nhóm tác giả Vũ Duy Phú (chủ biên), Đặng Ngọc Dinh, Trần Chí Đức, Nguyễn Vi Khải, NXB Tri thức, 2013).