Sau hai tập đầu chúng ta đều đã biết về chi tiết phương pháp đào tạo bồi dưỡng của cha mẹ Lưu Diệc Đình, giúp Lưu Diệc Đình thành công đến Harcard. Lưu Vệ Hoa và Trương Hân Vũ đã biết cách tiếp thu, sử dụng các phương pháp giáo dục thiên tài từ những nhà giáo dục hàng đầu như Karl Weter, Stowe, Montessori,… rồi áp dụng vào thực tiễn cuộc sống của mình.
Rất nhiều độc giả sau khi đọc xong hai tập đầu, đều rất quan tâm đến nội dung của các phương pháp giáo dục từ những nhà giáo dục hàng đầu mà cha mẹ Lưu Diệc Đình cũng đã nhiều lần nhắc đến.
Cuốn “Em phải đến Harvard học kinh tế - tập 3” là một tác phẩm dành tặng cho tất cả các ông bố, bà mẹ trên toàn thế giới, và cũng là một cuốn sách kỳ diệu để giáo dục trẻ thơ trước tuổi đi học, là sự hội tụ các kiến thức giáo dục có được thành quả lớn nhất từ trước tới nay. Những kiến thức này đã luôn có được những ảnh hưởng sâu rộng đối với hàng ngàn, hàng vạn gia đình có tinh thần trách nhiệm trong việc giáo dục con cái, là kim chỉ nam dẫn đường cho trẻ thơ trên những con đường rộng mở phía trước, đồng thời đem tới một tương lai tươi sáng cho những người làm cha mẹ đang kỳ vọng con mình sau này sẽ trở thành nhân tài.
Một nền giáo dục gia đình tốt là biện pháp để nuôi dưỡng thiên tài, tương lai của xã hội phụ thuộc vào nền giáo dục, tương lai của một gia đình cũng vậy, không thể tách rời giáo dục. Tuy nhiên, sự lựa chọn phương pháp giáo dục là vấn đề khó khăn nhất đối với mỗi gia đình trên thế giới.
Nhưng cuối cùng khó khăn này đã được giải toả, nhà giáo dục Stowe đã đúc kết ra những mô hình giáo dục từ những gia đình đã nuôi dưỡng nên các thiên tài thành công nhất của trường Đại học Harvard, từ những mô hình đó, họ mở rộng thêm ra trong mỗi gia đình. Những mô hình giáo dục này giống như những phương pháp kỳ diệu, mở ra một cánh cửa kỳ diệu cho những bậc phụ huynh muốn thử sức trong việc khám phá tâm hồn và trí tuệ của con mình.