Bước vào bất kỳ nhà sách nào hiện nay, bạn đều có thể thấy hàng trăm cuốn sách dạng “làm thế nào” để hoàn thiện kỹ năng nào đó. Tại sao trong hàng trăm ngàn người mua sách, không mấy ai thực sự đạt được mục tiêu ban đầu? Tại sao giữa chúng ta tồn tại những “kỳ nhân” làm được những chuyện phi thường như thuộc lòng hàng chục ngàn con số pi? Một trong những nhân vật phi thường ấy khẳng định “bất kỳ người bình thường nào rèn luyện đúng cách cũng làm được như vậy”.
Thật thế không?
Anh nhà báo Josh Foer với mức IQ bình thường, từ những thắc mắc tương tự, đã dành hẳn một năm rèn luyện để tham gia cuộc thi trí nhớ toàn nước Mỹ, và đoạt luôn giải nhất. Cuốn sách ghi lại trải nghiệm đó của anh, các bí quyết rèn luyện trí nhớ và các thông tin khoa học cũng như các cuộc tiếp xúc với cá nhân có trí nhớ phi thường lẫn bất thường.
-------
Tại sao phải đầu tư cho trí nhớ khi chúng ta đang ở thời đại đầy những bộ nhớ ngoài? Câu trà lời thỏa đáng nhất tôi có thể đưa ra là câu trả lời mà tôi vô tình nhận được từ EP, ông này bị mất trí nhớ hoàn toàn đến mức không thể định vị mình trong không gian và thời gian, hay trong mối quan hệ với người khác. Đó là: Cách chúng ta nhận thức thế giới và cách chúng ta hành xử chính là sản phẩm của việc chúng ta ghi nhớ cái gì và như thế nào. Chúng ta là một khối những thói quen do trí nhớ định hình. Và chúng ta kiểm soát cuộc sống của minh bằng cách dần thay đổi những thói quen đó, nghĩa là thay đổi mạng lưới trí nhớ... Một ngày nào đấy trong tương lai xa xôi, khi bộ não của ta hợp nhất hoàn toàn được với các bộ nhớ ngoài, trong đó có internet, chúng ta có thể sẽ sở hữu kho tri thức vô hạn. Nhưng điều đó không đồng nhất với trí tuệ... Chúng ta vẫn cần nuôi dưỡng trí nhớ trong bộ não, cái trí nhớ tạo nên chúng ta là ai, cái trí nhớ tạo nên giá trị và nguồn gốc cúa tính cách chúng ta... Rèn luyện trí nhớ không phải là để thực hiện trò lạ mua vui ở chỗ tiệc tùng; mà là để nuôi dưỡng điều gì đó có tính nhân văn căn bản và sâu sắc.
- Trích Phiêu bưóc cùng Einstein