Trong bộ phim truyền hình "Kỷ Hiểu Lam ứng xử sắc sảo" có kể một câu chuyện: Một hôm, hoàng đế Càn Long nổi hứng, ra lệnh cho các đại thần ngồi lên ngai vàng để thử cảm giác làm thiên tử, thế nhưng đa phần các vị đại thần khi ngồi trên ghế rồng lại xiêu vẹo, co rúm không tỏ rõ được phong độ oai phong uy nghi của bậc thiên tử.
Phải chăng trong lòng họ đang bị tâm lý chủ tớ (cho dù là đại thần vẫn là tôi tớ của nhà vua) ức chế, chúng ta có thể nhận thấy rằng, chỉ riêng tư thế ngồi thôi, cũng thể hiện được sự khác biệt giữa người này với người khác.
Nhà tư tưởng nổi tiếng đời Thanh nói:"Muốn xứng đáng là con người thì phải hiểu lễ tiết, cơ sở của lễ tiết là diện mạo, ăn mặc và đối đáp ứng xử".
Lễ nghi cũng là phong độ, nó trực tiếp tác động tới tiền đồ, số phận của con người, làm cho cuộc sống trở nên sống động, phát triển, đúng như lời của một học giả về cộng đồng xã hội người Italia, Piriano đã nói: "Lễ tiết xã giao có mối quan hệ đến vấn đề xây dựng hình tượng và thể hiện tính cách của từng con người, thái độ dửng dưng phớt lờ của người khác bị coi là phong cách ứng xử khinh suất trong trường xã giao, ngược lại, biết phát hiện và vận dụng một cách tinh tế linh hoạt mỗi tình tiết trong phép giao tiếp mới đáp ứng yêu cầu cơ bản trong quan hệ xử thế giữa người với người, tạo ra cơ hội quý báu cho bản thân mình".
Cuốn sách "100 loại lễ tiết cần học hỏi trong cuộc đời" đúc kết tổng hợp nhiều tình tiết trong lễ nghĩa, ứng xử, giúp bạn rèn luyện thành người trang nhã mẫu mực, là người đàn ông phong độ, người phụ nữ hiền thục.
Mục lục:
Lễ tiết nét mặt
Lễ tiết khi đứng
Lễ tiết khi ngồi
Lễ tiết khi đi
Lễ tiết tư thế tay
Lễ tiết ánh mắt
Lễ tiết nụ cười
Lễ tiết trang điểm
Lễ tiết ăn mặc
Lễ tiết giới thiệu
Lễ tiết bắt tay
Lễ tiết trao nhận danh thiếp
Lễ tiết xưng hô
Lễ tiết nói chuyện
Lễ tiết gọi điện thoại
Lễ tiết E-mail
.......