Cái gọi là giới hạn thực ra là một loại bình phong che chắn, là một loại nguyên tắc làm người, là mốc phân chia ranh giới giữa thành với bại. Những cái bên ngoài giới hạn đó chúng ta không nên quá so đo tính toán, thiệt một chút, nhường một bước chẳng đáng gì, thế nhưng nếu vượt qua giới hạn thì đã là “tín hiệu cảnh báo” nguy hiểm rồi, cần phải chú ý.
Nhưng mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Bất kể là thế đạo thay đổi như thế nào, lòng người khó đoán đến chừng mực nào thì cuộc đời người ta rút lại cũng vẫn là sống vì mình, tôn trọng mình cũng là tôn trọng sinh mạng của mình, chỉ có như vậy bạn mới được người khác tôn trọng và chấp nhận.
Đứng về gốc độ này mà nói thì việc giữ vững giới hạn làm người của mình đó là điều quan trọng nhất, cứ để cho mọi thứ phát sinh và thay đổi trong phạm vi mình có thể chịu đựng và khống chế được.
Mục lục:
Lời tựa
Giới hạn I: Nhân nhượng phải có mục đích
Giới hạn II: Lời nói phải thận trọng
Giới hạn III: Thật thà nhưng không để người khác lừa
Giới hạn IV: Bị thiệt hại, nhưng không thể ngậm miệng
Giới hạn V: Không thể không đề phòng
Giới hạn VI: Không thể không có nguyên tắc
Giới hạn VII: Muốn ổn thoả nhưng không thể để mất chí tiến thủ