Trong xã hội hiện đại, khoa học kĩ thật phát triển gần như đột biến, lượng của cải vật chất được sản xuất mỗi lúc một nhiều, giá rẻ và vô cùng tiện lợi, khiến cho con người dễ bị cuốn hút vào vòng xoáy của những tiện nghi vật chất.
Vào gần cuối thế kỷ XX, xuất hiện một hiện tượng mà các triết gia đặt cho nó cái tên là “chủ nghĩa tiêu dùng”. Ở đó, những khát vọng vật chất tiện nghi của con người mỗi lúc một tăng, khiến cho con người khổ sở vì sự mua bán tiện nghi, gần như một thứ nô lệ của đồ đạc.
Gnosis là một trào lưu triết học – tôn giáo xuất hiện ở phương Tây từ thế kỷ XX, đã sớm cảnh báo con người về những vấn đề trên. Hiện nay, có thể nói, thế giới là một thị trường với các siêu thị mọc lên như nấm, cổ vũ con người đua tranh mua sắm hàng tiêu dùng, và không dứt ra được vì vừa mua xong đã cũ, lại phải mua tiếp như một thứ luân hồi không lối thoát.
Gnosis theo tiếng Hi Lạp có nghĩa là “sự hiểu biết”. Hiểu biết để làm chủ mình, để con người là con người, không bị lôi kéo theo những khát vọng tầm thường, khiến con người trở thành công cụ, nhằm theo đuổi tiện nghi vật chất. Triết lí phương Đông có câu “biết đủ thì đủ”. Đúng vậy, không biết đủ thì có thừa thãi vẫn là thiếu. Thiếu thì sinh ra thèm khát, để mỗi lúc càng thiếu hơn.
Cuốn sách này giúp bạn đọc có những sự hiểu biết về tâm lí, để “biết đủ thì đủ”. Tuy nhiên, gọi là “cuộc cách mạng” thì nghe có vẻ to tát, nhưng nếu cho rằng “tự mình chiến thắng chính mình” là chiến thắng vĩ đại nhất, thì gọi là “cuộc cách mạng” cũng không sai.
Mục lục:
Chương 1: Các cấp độ tinh thần
Chương 2: Cầu thang tuyệt vời
Chương 3: Cuộc cách mạng mang tính tâm lý
Chương 4: Essence (Hồn)
Chương 5: Kiện bản thân mình
Chương 6: Nhân sinh (Cuộc đời của con người)
Chương 7: Trạng thái bên trong
Chương 8: Trạng thái tâm lý nhầm lẫn
Chương 9: Quá trình có tính diễn biến cá nhân
Chương 10: Các loại Ego (bản ngã) khác nhau
Chương 11: Ego thân ái
Chương 12: Sự thay đổi mang tính gốc rễ
Chương 13: Việc quan sát, việc bị quan sát
Chương 14: Tư duy Negative
Chương 15: Cá tính
Chương 16: Kinh về sinh mệnh
Chương 17: Vật sáng tạo có tính máy móc = con người
Chương 18: Thức ăn siêu thực chất (Bánh mì)
Chương 19: Chủ nhà tốt
Chương 20: Hai thế giới
Chương 21: Quan sát bản thân
Chương 22: Chuyện gẫu
Chương 23: Thế giới của những mối quan hệ
Chương 24: Bài hát tâm lý
Chương 25: Hồi quy và sự lặp đi lặp lại
Chương 26: Ý thức của đứa trẻ
Chương 27: Người thu thuế và kẻ đạo đức giả
Chương 28: Ý chí
Chương 29: Cắt cổ
Chương 30: Trọng tâm có tính lâu dài
Chương 31: Esoteric work của Gnosis (Công việc mang tính bí truyền)
Chương 32: Những cầu nguyện trong work có tính tâm lý