Nhiều người cho rằng thế giới này tàn nhẫn. Thế giới chính là những gì mà con người chúng ta tạo lên nó. Thế giới tàn nhẫn chính là do hành vi của chúng ta biến nó trở lên tàn nhẫn. Nếu chúng ta tự thay đổi được chính mình, chúng ta có thể thay đổi được thế giới, và thay đổi bản thân được bắt đầu từ thay đổi ngôn ngữ và cách thức giao tiếp của mình.
Những lời nói và cách giao tiếp của chúng ta có tác động mạnh mẽ đến với những người nghe chúng ta. Chúng có thể là cửa sổ và cũng có thể là bức tường cho những mối quan hệ của chúng ta. Chúng ta bị coi là không biết cách ăn nói. Chúng ta bị kết tội vì những điều mà chúng ta đã nói ra.
Bằng một phương pháp đặc biệt: “nonviolient communication”, cuốn sách: Lựa lời mà nói đã chỉ cho chúng ta cách để thay đổi thói quen giao tiếp của bản thân chúng ta cho phù hợp và trở lên nhân văn đó, qua đó cũng khiến chúng ta trở lên thu hút và giành được nhiều thiện cảm hơn trong mắt những người khác. Cuốn sách này rất cần thiết để chúng ta kết thúc một cuộc tranh cãi vòng vo tưởng chừng như không thể kết thúc được trong mối quan hệ của họ, và với những cha mẹ mong muốn gây ảnh hưởng tới hành vi của con cái họ bằng cách đem lại sự đồng tình chứ không phải là ép buộc. Chẳng hạn nguyên tắc được đề cập ở chương thứ hai: “Giao tiếp cản trở lòng trắc ẩn”, tác giả khuyên chúng ta đừng nên phán xét những người khác nếu bạn không muốn bị phán xét ngược trở lại.
Vấn đề là xác định đâu là phán xét và đâu không phải là phán xét. Đó thực sự là một vấn đề khó khăn. Nhưng nếu chúng ta học được điều đó thì chúng ta sẽ cải thiện rất nhiều trong góc nhìn của những người xung quanh. Và xuyên suốt những chương sách của quyển sách là một nguyên tắc vàng: Lựa lời mà nói. Bên cạnh đó là 1 nguyên tắc rất nổi tiếng luôn được tác giả nói đến đó là: “chậm lại một phút”
Lựa lời mà nói đã được tiến sĩ Marshall B.Rosenberg viết ra từ cốt lõi là phương pháp nonviolient communication. Qua cuốn sách này chúng ta tìm thấy công tụ thật hiệu quả để khơi gợi sức mạnh và các mối quan hệ.