“Trung” là trí tuệ, “Dung” là sức mạnh.
Trung Dung là triết học của “Trí tuệ cộng với sức mạnh”
Trung Dung là kinh sử thế thành công nhất
Trung Dung là thuật cân bằng, sáng suốt nhất
Trung Dung là hai tay nắm chắc cứng rắn nhất
Mấu chốt của đạo Trung Dung là việc phải tìm ra được cái “trung”, chỉ có tìm ra được cái “trung” ấy, rồi theo đó mà hành động, mới có thể giành được thắng lợi. Biện pháp về tìm cái “trung của đạo Trung dung rất nhiều, bao gồm đã không thế này, lại không thế nọ; đã thế này, lại thế kia; còn có phép dự đoán, phép bao dung… đâu chỉ có một ở đây, xin giới thiệu một biện pháp tìm cái “trung” nhanh chóng và đơn giản. Đó là phát minh của Chu Hy, bậc đại nho đời Tống. Chu Hy nói: “Phàm vật giai hữu lưỡng đoan, như đại tiểu huệ bạc chi loại; vu loại chi trung hựu chấp kỳ lưỡng đoan, như lượng độ dĩ thủ trung, nhiên hậu dụng chi”. Lại nói “Nhược dĩ chi nhị bách tắc quá, dữ chi ngũ thập tắc thiển, chỉ thị bách tiền tiện kháp hiếu”. Ý nói rằng “Tất cả mọi vật đầu có hai đầu, giống như loại lớn nhỏ dày mỏng, trong mỗi loại lại có thể phân biệt được hai đầu của nó, qua lưỡng tính tìm được điểm giữa của nó, sau đó đem ra xử dụng. Chẳng khác gì cho người ta tiền, nếu cho anh ta hai trăm tiền thì quá nhiều, cho anh ta năm mươi tiền thì quá ít, vì thế cách tốt nhất là cho anh ta một trăm tiền là thoả đáng nhất.
Từ những điều trình bày trên, thì thấy Chu Hy nó về Trung dung sáng tỏ rõ ràng tới mức không còn gì sáng tỏ rõ ràng hơn được nữa, đến nỗi làm cho người nghi ngờ lý giải này của ông về Trung dung liệu có phải quá đơn giản hoá hay không. Kỳ thực không phải như vậy, bởi lẽ nếu phán đoán của một người đối với bất cứ sự việc gì đều có thể chính xác như lý giải của Chu Hy về tiền bạc, thì người đó không còn là người thiếu khoa học nữa. Vì nếu một người đã có thể đưa ra được sự lưỡng tính chính xác đối với sự vật, chắc chắn người đó sử lý sự vật sẽ hoàn toàn đúng như ý mình.
Mục lục:
Nắm chắc hai đầu, chọn lấy phần giữa – con đường tắt nắm được trung dung
Cong duỗi theo thời, tung hoành thiên hạ - giữ đạo chính trung
Thuận theo thì phát triển, ngược lại thì diệt vong - không thể làm ngược trung dung được
Lúc yên phải nghĩ tới nguy – giữ đọ cho đầy đủ
Biết bao dung và độ lượng - người quân tử không chê bai ngu muội
Biết rõ hướng phát triển từ khi mới nảy sinh phòng ngừa khi con nhỏ bé, ngăn chặn dần dần
Dự đoán – pháp bảo luôn thắng không bại
Nghịch thủ - bỏ ra bao giờ cũng có thu về
Giữ cho non xanh còn mãi thấu để - minh triế bảo thân
Thuật sử thế trung dung
Thuật ngoại giao trung dung
Thuật trung dung chốn quan trường
Thuật dưỡng sinh trung dung
Trung dung ranh giới tối cao của tình yêu nam nữ.