Trương Lạc Bình- cha đẻ của Tam Mao
Trương Lạc Bình là người Hải Diêm, Triết Giang (1910~ 1992), từ nhỏ đã yêu thích hội họa. Bãi cát bên bờ biển thường là nơi ông tập vẽ tranh, những ngọn lau bên bờ biển thường là ngòi bút vẽ của ông. Năm 13 tuổi, ông đã sáng tác ra trang truyện tranh đầu tiên là “Một con heo năm nghìn tệ”. Năm 1935, ông đã sáng tạo ra hình tượng nhân vật hoạt hình Tam Mao ở Thượng Hải và nhanh chóng nổi tiếng. Năm 1946, “Hồi kí tòng quân của Tam Mao” được đăng trên báo “Tường trình” của Thượng Hải. Năm sau, bộ truyện tranh “Hồi kí lưu lạc của Tam Mao” ra đời, được đăng tải trên “báo đại công”, khơi dậy làn sóng yêu thích của bạn đọc Trung Quốc. Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập, ông lại tiếp tục sáng tác “Hồi kì đổi đời của Tam Mao”, “Nhật kí Tam Mao”, “Tam Mao quá khứ và hiện tại”, “Chuyện mới của Tam Mao”, “Tam Mao đón giải phóng”, “Tam mao phưu lưu ký”… và được mệnh danh là “cha đẻ của Tam Mao”. Những chuyện về Tam Mao càng ngày càng nổi tiếng, rất được các bạn đọc nhỏ tuổi ưa chuộng.
Giới thiệu nội dung
Tam Mao, Tiểu La Lợi, Xảo Xảo cùng lên máy bay du hành vào thế giới cổ tích. Phong Ma thần bí đã phái Tiểu Toàn Phong phá hoại máy bay của họ. Cũng may là kĩ năng điều khiển của Tiểu La Lợi rất cao siêu, đưa máy bay hạ cánh an toàn vào sa mạc. Tiểu Toàn Phong lại bày kế hãm hại các bạn nhưng bất ngờ gây thù với quán quân phá gỗ kì thứ tư là Hồ Lí Kì và con lừa Tiểu Kì của ông ta. Tiểu Toàn Phong liền giá họa cho người khác, khiến cho Hồ Lí Kì trả thù Tam Mao.
Tam Mao và Tiểu La Lợi đã cứu Tiểu Tinh Tinh, một người rất yêu thích phép thuật. Bố của Tiểu Tinh Tinh là ông chủ Triệu là một người giàu có nhất trong thành phố Hạnh Phúc. Ông đã nhiệt tình mời mọi người đến thành Hạnh Phúc làm khách. Hồ Lí Kì gặp được Tam Mao thì vô cùng tức giận, nhưng Tam Mao lại chọn phương án nhường nhịn.
Trong cuộc thi phá gỗ, các tuyển thủ thi nhau thể hiện tài nghệ của mình, từng khúc gỗ lớn lần lượt bị đốn xuống. Tam Mao vô tình cản trở Hồ Lí Kì giành chiến thắng, càng làm cho mối thù hận của hai người thêm sâu nặng. Trong khi đó, Tam Mao vì phản đối việc chặt cây, tuyên truyền bảo vệ môi trường mà vi phạm pháp luật của thành phố Hạnh Phúc.