Đúc kết những khám phá mới của khảo cổ học trong ba mươi năm qua trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và kế thừa thành quả nghiên cứu của nhiều người đi trước, quyển sách giới thiệu một cách có hệ thống những tri thức cụ thể, thiết thực có quan hệ với các loại hình di sản văn hóa vật thể cổ xưa đã được phát hiện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ngày nay, từ đó giúp cho người đọc có một cái nhìn tổng quan về cách thức tiếp cận, gìn giữ, phát huy giá trị của kho tàng di sản văn hóa vật thể muôn hình, nhiều vẻ mà cộng đồng cư dân TP Hồ Chí Minh đã sáng tạo, gầy dựng trong 3000 năm lịch sử mà nổi bật là từ khi Sài Gòn chính thức xuất hiện trên bản đồ văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, quyển sách cũng giới thiệu một số kiến thức phổ thông về khảo cổ học nhằm tạo điều kiện cho người đọc làm quen với một ngành khoa học còn khá trẻ, thậm chí còn khá xa lạ với nhiều người dân TP Hồ Chí Minh.
Nội dung
Lời nói đầu
001- Là một chuyên ngành trong khoa học lịch sử, khảo cổ học khác với sử học, dân tộc học... như thế nào?
002- Vì sao nghiên cứu khảo cổ học cần có sự hỗ trợ của nhiều ngành khoa học khác?
003- Các nhà khảo cổ học thường triển khai việc nghiên cứu theo những quy trình như thế nào?
004- Khảo cổ học chia lịch sử nhân loại ra thành những thời đại nào?
005- Tại sao trong các ấn phẩm khảo cổ học có khi nói là văn hóa đá cũ, văn hóa đá mới, có khi nói là văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh...?
...........