Cũng như các hoạ sĩ đích thực, Bùi Xuân Phái luôn cảm thấy rõ tính chất “nghiệp” hơn là tính chất “nghề” của nghệ thuật. Cuộn sống gặp nhiều khó khăn, Ông phải làm nhiều việc khác ngoài vẽ để sinh nhai như dạy học, minh họa báo, vẽ thiết kế cho các đoàn kịch… song bất cứ ở đâu lúc nào, Ông cũng ưu tư cho hội họa với những quan điểm thực tế hơn là một ý tưởng viển vông. Ông mong không nên để nghệ sĩ nghèo khổ quá lâu, mông có sơn dầu tốt, tấm toan lành để vẽ và có xưởng vẽ bề bộn. Khi những thứ tưởng chừng bình thường đó cũng không dễ có, thì Ông tự nhủ và nhắc các Hoạ sĩ tối thiểu cần có một cây bút chì, một tờ giấy bất kỳ và luôn “vẽ” bằng đầu.
Bùi Xuân Phái phê phán lối đào tạo máy móc của trường Mỹ thuật khiến nhiều người tốt nghiệp lâu năm vẫn không thoát khỏi trường quay. Trong sáng tạo nghệ thuật Ông luôn dành thời gian cho sự quan sát tự nhiên, ghi chép cẩn thận và đầy đủ, nắm bắt thực tế rồi vượt qua nó, khái quát và trừu tượng hóa nó, để nâng một hình ảnh thị giác lên đến mức ý tưởng.
Nghệ thuật là gì? Là điều Bùi Xuân Phái trăn trở. Hàng trăm điều ông viết dường như không dòng nào không liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nghệ thuật. Bằng cách này hay cách khác ông phát hiện những giá trị giả của nghệ thuật, những hội hoạ “moderme” xu thời, sự quá tay của vài họa sĩ tỏ ra lão luyện, dùng nhiều xảo thuật trong nghệ thuật. Ông liên tục quan sát tự nhiên, so sánh nó với cách thể hiện, thường xuyên xem tranh tìm chỗ thái quá bất cập của đồng gnhiệp để tự rút kinh gnhiệm cho mình.