Màu sắc có sức thu hút thị giác rất lớn và tác động rất mạnh tới tâm lý và cảm xúc của con người. Đối với những người hoạt động mỹ thuật và những người làm việc trong nghề có liên quan tới màu sắc, việc hiểu khái quát lý thuyết và kinh nghiệm sử dụng màu sắc là vô cùng cần thiết trong quá trình sáng tạo của mình.
Vẽ tĩnh vật không phải là diễn tả một cảnh bất động, buồn chán như định nghĩa của nó. Tĩnh vật chỉ cần đơn giản, không quá rườm rà, nhiều quá lớp lang như phong cảnh và quá chi tiết đòi hỏi một sự chính xác như vẽ chân dung. Tĩnh vật có thể là hoa lá, cây trái, bình hoa và tất cả những gì bất động.
Vẽ tĩnh vật có lợi đỉểm là có thể sắp xếp mọi vật trước sau như ý muốn và có thể thấy tận mắt như vậy hình thể, màu sắc đúng như thực không còn phải tưởng tượng hay suy luận ra. Vẽ tĩnh vật phải chú trọng đến:
- Bố cục phải cho có trước có sau, tránh ngay hàng thẳng lối.
- Điểm chính cần ở khoảng giữa, nhưng tránh đặt vào trung tâm đỉểm, màu sắc lộng lẫy và nhiều chi tiết hơn.
- Ánh sáng tốt nhất là ở về làm một phía làm nổi bật điểm chính, không nên có ánh sáng cả 2/3 phía.
- Trước sau tránh 2 vật cùng một kích thước, hay hình dạng hay màu sắc
- Màu sắc cần tương phản nhưng phải có sự hài hòa, nghĩa là phải có một chút màu của vật bên cạnh phản chiếu sang.
Sau khi phác họa, tô màu chính vào, sau đó sẽ vẽ chỗ đậm và chỗ nhạt để kiểm soát lại bố cục có vững hay không. Dùng complementary color hay mầu đậm hơn đã có sẵn làm cho màu đậm xuống. Muốn làm cho màu nhạt đi nên dùng các màu nhạt sẵn có, không nên dùng nguyên màu trắng. Nếu muốn tác phẩm hoàn mỹ và hiện thực hơn phải vẽ đi vẽ lại nhiều lớp.
Nếu suy ngẫm cho kỹ, những điều kể trên, có thể áp dụng cho mọi loại tranh vẽ, chân dung, phong cảnh, thú vật...