Sơ lược về tác phẩm
Biện Dung Đại là cái tên mỹ miều mà ông bố - Biện sư phụ đặt tên cho cậu con trai. Cùng với cái tên đó, Biện sư phụ áp đặt toàn bộ hướng đi cho cuộc sống của cậu con.
Biện Dung Đại chịu sự áp chế của cha từ bé bằng những lời nhiếc mắng không ngơi nghỉ. Cha bảo làm gì thì phải làm ngay, thậm chí bảo nắn răng theo cách thủ công cũng căn răng, nuốt đau để thực hiện. Cái tính nhẫn nại, chịu đựng từ đó mà thành. Biện Dung Đại không thể quyết định gì cho cuộc đời mình cả. Và anh ta trở thành trung tâm của những dối lừa, cười nhạo.
Thích một người, nhưng rồi bị lừa buộc phải lấy một người Biện Dung Đại cũng đành lòng. Để rồi suốt bao năm vô hồn bên cô vợ. Nhưng Biện Dung Đại vẫn kiềm chế để sống cho mẫu mực được. Anh ta suy nghĩ và rút ra con đường tự sướng.
Nhờ có chút trí tuệ, nhanh nhảu Biện Dung Đại tìm được một công việc và cũng hăng say, khát khao cống hiến. Nhưng rồi sự lừa dối vẫn suốt đời bủa vây anh ta. Khi mọi người lo vun vén cho bản thân, tiêu xài công quỹ vô tội vạ thì anh ta lại lo xây dựng xã hội. Những thành tích tưởng to tát cũng không thể giúp Biện Dung Đại ngồi vững trong cơ quan.
Trở thành một kẻ thất nghiệp, cô đơn, Biện Dung Đại mưu đồ một con đường sống mới, ở tận miền Tây Tạng xa xôi.
Nhận định
“Trong số các nhà văn nữ [Trung Hoa], Trì Lợi đứng riêng ra một cõi. Tiểu thuyết của bà là best-seller ngay khi bà cầm bút từ hai mươi năm trước. Từ tuổi mười lăm, Trì Lợi đã bộc lộ tình yêu và lòng hâm mộ với văn học, bằng những câu thơ như “Tôi muốn thiêu tôi, chỉ vì người thôi, văn học”. Tác phẩm của bà là những bức tranh sống động với các nhân vật trong cuộc sống thường nhật.” -ChinaCulture.org