Sơ lược về tác phẩm
Mười năm sau Chốn xưa, thành phố nhỏ Ngân Thành lại trở về trong tác phẩm của Lý Nhuệ như là sự hoàn thiện cuối cùng của bức chân dung nhân vật lớn mà tác giả luôn trăn trở: LỊCH SỬ. Trên cái nền của đời sống thường nhật những năm 1910 dưới thời Mạt Thanh, với người và trâu, và nghề làm muối của Ngân Thành, sự mãnh liệt trong cách viết của Lý Nhuệ được hiển lộ trên một chiều sâu mới. Toàn bộ câu chuyện xảy trong một không gian thời gian dồn nén, tình tiết bạo liệt, phá cách, nơi không có anh hùng và tất cả đều trở thành những nhân vật chính và cội nguồn của tấn kịch đau thương trong số phận mình, gói ghém trong bốn chương truyện lần lượt lấy tiêu đề theo bốn câu Đường thi cổ kính mà bi tráng, là một điều chưa từng thấy trong văn học Trung quốc đương đại.
Nhận định
"Lịch sử vô lý nhất lại được tạo ra từ nhân loại có lý tính nhất, con người tự tạo ra cảnh khốn cùng không thể giải thoát của chính mình. Đó là một bi kịch lớn, một nỗi đau vô cùng tận. Lần thứ nhất viết về nỗi đau ấy trong Chốn xưa tôi vẫn cảm thấy không vừa ý , không đủ, rất không đủ, dù rằng rất nhiều độc giả và nhà phê bình thích Chốn xưa... Tôi cảm thấy Ngân Thành cố sự hơn hẳn. Với tư cách người cầm bút, tôi được an ủi rất nhiều".
- Lý Nhuệ