Hòn đá kiên nhẫn, Nhẫn thạch. Trong huyền thoại Ba Tư, đấy là một hòn đá ma thuật mà người ta đặt trước mặt mình để trút gửi vào nó tất cả những đau đớn, những bi thương, những thống khổ của mình… Người ta ký thác cho nó tất cả những gì không dám thổ lộ với ai khác… Và hòn đá, như một miếng bọt biển, hút lấy tất cả những lời ấy, tất cả các bí mật cho đến một ngày nó nổ tung… Và ngày đó ta được giải thoát.
Cuốn sách vừa đoạt giải Goncourt 2008 và đã bán bản quyền sang 29 quốc gia.
Nhận định
Có thể nói Atiq Rahimi đã trút cạn tâm sự của một nữ thi sĩ người Afghanistan cho cuốn tiểu thuyết này. Ông đã để mình trôi theo những đớn đau của người phụ nữ trong truyện, viết thay cô bằng những ngôn từ điên dại, thẳng thắn, khiêu khích, đầy ham mê, nhục dục cùng những hoan lạc bị cấm đoán.
- Télérama
Nhân vật tôi cứ kể, kể và kể để rồi phơi bày tất cả những gì không tưởng tượng nổi về một xứ sở còn xa lạ với chúng ta, một xứ sở méo mó, dị dạng qua lăng kính thời sự.
- France 2
Nhẫn thạch được chọn vì chất văn học tuyệt vời, tính hiện đại, khắc nghiệt, độ chính xác và lối viết không chút cường điệu của nó.
- Hội đồng thẩm định giải Goncourt
Lối viết nghiêm túc nhưng vô cùng hấp dẫn, chất nhạc ám ảnh cùng cái nhìn sắc sảo trong Nhẫn thạch đã góp phần đưa Atiq Rahimi lên ngang tầm những tên tuổi lừng danh như Marguerite Duras, Samuel Beckett hay Ernest Hemingway.
- Lire
Người ta có thể đọc tác phẩm này một mạch từ đầu đến cuối bất chấp cảm giác đau khổ tăng theo từng trang sách. Bởi câu chuyện mà Rahimi kể thật cảm động, chẳng khác nào bài ca tôn vinh cuộc chiến giành tự do của người phụ nữ Hồi giáo.