Ngày sảu ngày sau, thời các gangster thống trị địa cầu, tại một trường thơ, có một giáo viên an phận tên là Vĩnh-biệt- các-gangster. Từ sáng tới chiều anh ta tiếp các học viên có nhu cầu trao đổi về thế giới quan và ước mơ.
Vĩnh biệt, các gangster là dung dịch chảy ra từ sự nghiền trộn không câu nệ giữa kinh điển và bình dân, giữa mực thước và sa đọa, giữa man rợ và tiến hóa, giữa tưởng tượng và khách quan. Bởi thế mới có chuyện người ta đem tên cha mẹ đặt chất lên xe tải đổ xuống sông, rồi lao vào cuộc chiến đẫm máu với tên mới để giành nó về dùng. Bởi thế trường thơ mới tọa lạc ở tầng hầm của một tòa nhà, bên cạnh có ma cà rồng, bên trên có hộp đêm, nhà thổ, dòng sông, một bệnh viện không giống bệnh viện, và hai trường phổ thông không hề phổ thông. Bởi thế mới có mèo chuộng Thomas Mann và giải trí bằng Aristotle, mới có cái tủ lạnh biết nói thật ra là hóa thân của các cổ đại triết gia…
Vĩnh biệt, các gangster còn là một khám phá về hình thức biểu hiện, với văn xuôi được bày biện bằng thơ, bằng sơ đồ, bằng tranh, bằng cách thổi giai điệu vào kích cỡ của từng chương sách. Bởi vậy mà việc đọc nó
…. KHƠI RA RẤT NHIỀU QUÁI CẢM
“Vĩnh biệt, các gangster thuộc dạng sách hiếm hoi mà việc miêu tả nó thật sự là một thách thức. Đã rất nhiều lần tôi khuyên bạn bè đọc thử, nhưng khi họ hỏi sách kể về cái gì, và “giống” như quyển nào, thì tất cả những gì tôi có thể nói chỉ là ‘cứ đọc đi đã’. Cuốn sách rất hài hước, chắc chắn thế. Và đẹp. Và mê hồn. Và ám ảnh. Và rồ dại nữa. Nhưng tất cả những từ ngữ đó đều không đúng trọng điểm. Trọng điểm là bạn phải đọc nó đi. Cứ đọc đi đã.”
- Nhà văn Jonathan Safran Foer, tác giả cuốn Everything Is Illuminated