Sự bát nháo ở thành phố, và sự mở rộng của thành phố. Mới có tên gọi là phố làng.
Người tỉnh người quê rủ nhau về, thành người phố. Nhung nhúc người, mang đầy ung nhọt là những thói ti tiện, gian ác, đĩ điếm, lừa lọc. Mua bán nhà đất, đề đóm, và đủ thứ được gọi là tệ nạn. Bộ mặt phố thị, bộ mặt người mệt mỏi lem nhem như nhau.
Nhân vật chính là một nhà báo có làm thêm nhiều nghề, cả nghề viết văn, anh nhìn thành phố với nỗi xót xa, chán chuờng âm thầm, biết phê phán theo đúng chức phận nghề nghiệp, biết thương người, thương mình, thông qua một tình bạn với một cô gái bán hoa. Nhưng rồi anh cũng không thoát nổi những tham gia hồn nhiên vào những trò mà anh vốn khinh bỉ.
Tác giả cố ý viết theo cách thật ít hội thoại, nhiều đoạn tự vấn, tự sự, tự kể, dày đặc chữ, như một sự mệt mỏi của cuộc sống phố.
Trích đoạn
Đêm sâu. Những kẻ rong chơi cuối cùng đã chui vào giấc ngủ. Đám bướm đêm rệu rã chuệnh choạng những bước chân trở về phòng ừọ. Nguyên ngồi bệt trên nắp cống, tựa lưng vào tường khóc ông ổng. Đống bản thảo đã thành mớ giấy vụn đang bén bập bùng. Ánh lửa bắt vào gương mạt dị mọ loang lổ nước. Đám cave lần lượt trở về, thản nhiên bước qua Nguyễn. Một cave ngất ngư dừng lại vỗ vỗ vào vai Nguyễn cười lả tả như lá rụng. "Hóa vàng hay đốt vía mà sớm thế ông anh? Tiễn biệt đi, tiễn biệt đi, tiễn biệt hết những ngày khốn nạn..." Ả cave cúi xuống phả vào tai Nguyễn thứ mùi hăng hăng ngai ngái của thuốc lá quyện với rượu mạnh, sinhgum và tinh trùng. "Nhưng có bao giờ đời hết khốn nạn đâu. Đốt... đốt... Phải hóa vàng lũ khốn nạn thì đời mới hết khốn nạn... Cave ngồi xuống lấy que cời những mảng giấy chồng lên nhau thành thếp, những mảng giấy tở ra bén lửa bùng lên, phút chốc biến thành tro tàn.