Bộ tiểu thuyết ba tập "Mảnh trăng Tô lịch" (1992) viết về Thăng Long trong thế kỷ XVIII, "Bóng chiều Thăng Long" (1995) viết về Thăng Long thế kỷ XIX, và "Năng kinh thành" (1997) viết về Thăng Long nửa đầu thế kỷ XX. Có lẽ đây là những tác phẩm duy nhất không liên quan tới cuộc đời làm lính của nhà văn Siêu Hải, vì đây là tiểu thuyết lịch sử. Nhưng cách viết của anh lại khác nhau hoàn toàn các bộ tiểu thuyết lịch sử ta vẫn thường đọc.
Thực tế khó lòng tìm được một tác phẩm nào kỹ hơn và đáng tin hơn về văn hóa Thăng Long Hà Nội như bộ tiểu thuyết lịch sử 3 tập nói trên của nhà văn Siêu Hải. Chính do chỗ anh Siêu Hải chỉ nói những điều anh biết rất rõ và chính xác nên tác phẩm của anh giúp ta hiểu được trách nhiệm của mình. Đặt biệt tác phẩm nói đến sinh hoạt của dân chúng trong thời gian sau khi hoàng đế Quang Trung đánh bại quân Thanh năm 1789, giúp chúng ta hiểu tâm thức yêu nước của chính chúng ta.
Cách viết về lịch sử của anh Siêu Hải có 3 điểm nên tiếp thu có thể xem là kinh nghiệm đã giúp anh có uy tín trong văn học. Một là, tập trung vào đối tượng mà mình am hiểu thành thạo. Hai là, chú ý đến vai trò kinh tế và xã hội của phụ nữa. Ba là, nêu bật được điều khác biệt của Việt Nam so với một văn hóa khác, thí dụ, văn hóa Trung Hoa, văn hóa Châu Âu.