Hải trình Kon-Tiki ghi lại một chuyến đi kỳ lạ vượt qua 4.300 dặm biển Thái Bình Dương được thực hiện bởi Thor Heyerdahl, một nhà thám hiểm trẻ tuổi người Nauy. Năm 1937, khi tới quần đảo Marquesas, Thor Heyerdahl bị thu hút bởi những pho tượng đá tương tự những pho tượng cổ tận Peru xa xôi, ông nảy ra một giả thuyết bị giới khoa học đương thời chế nhạo: đó là người da đỏ xưa kia đã dùng bè vượt Thái Bình Dương tới tận các quần ở phía nam của đại dương này, dưới sự lãnh đạo của một người anh hùng huyền thoại tên là Kon-Tiki. Cùng năm người bạn, Thor Heyerdahl quyết định chứng minh giả thuyết của mình bằng cách đi lại hành trình huyền thoại trên một chiếc bè gỗ balsa đóng thủ công, hoàn toàn không dùng một sợi dây cáp sắt nào, theo đúng hành trình của người da đỏ xa xưa...
Với 10 năm chuẩn bị và 102 ngày trên bè lênh đênh trên Thái Bình Dương vĩ đại, đối mặt với bão táp và những hiểm nguy để đến được quần đảo Tuamotu, Hải Trình Kon-Tiki là nơi Thor Heyerdahl ghi lại chuyến đi của ông cùng các bạn với một bút pháp say mê, mang tới nguồn kiến thức tưởng chừng vô tận về biển cả, sinh vật biển, lịch sử, phong tục. Cuốn sách đã thổi bùng lên ngọn lửa cảm hứng về lòng quả cảm của con người trước tự nhiên bao la.
Được dịch ra 70 thứ tiếng trên thế giới, tác phẩm cũng trở thành một câu chuyện kinh điển được yêu thích hàng đầu đối với các độc giả ưa phiêu lưu, khám phá.
Báo Chí Giới Thiệu
Sáu con người đơn độc đã ghi tên mình vào lịch sử khi thực hiện hải trình vĩ đại vượt gần 8.000 km qua Thái Bình Dương trên chiếc bè Kon-Tiki, hệt như tổ tiên người da đỏ Nam Mỹ 1.500 về trước.
Sáu con người đơn độc đã ghi tên mình vào lịch sử khi thực hiện hải trình vĩ đại vượt gần 8.000 km qua Thái Bình Dương trên chiếc bè Kon-Tiki, hệt như tổ tiên người da đỏ Nam Mỹ 1.500 về trước. Để rồi sau đó, bằng những trải nghiệm sống động về thế giới ngoài biển khơi tưởng như đã bị quên lãng, Thor Heyerdahl, người khởi xướng chuyến phiêu lưu này đã truyền cảm hứng cho hàng triệu độc giả khắp năm châu qua cuốn sách “Hải trình Kon-Tiki”.
Khởi điểm chỉ bằng một giả thuyết mà thời bấy giờ được cho là viển vông, nhà dân tộc học người Na Uy cùng những người bạn đã bất chấp những lời nhạo báng mà dong buồm ra khơi. Khi ấy, họ đã có mọi lý do để thất bại. Không một ai tại thời điểm đó, từ những chuyên gia đầu ngành, những tay thủy thủ lành nghề tới bạn bè lại có thể tin vào ý tưởng điên rồ của những con người trẻ tuổi. Và quan trọng hơn là bản thân đội ngũ Kon-Tikki cũng không giấu nổi nỗi quan ngại về một thế giới ngoài biển khơi hầu như chưa từng được khám phá.
Tuy nhiên với lòng tin vào sự thật và nỗi tò mò thuần túy khám phá sức mạnh của chính tổ tiên loài người, ngày 28 tháng 4 năm 1947, chiếc Kon-Tikki kiêu hãnh mang theo sáu thủy thủ nhập vào biển lớn. Chỉ trong chốc lát, đất liền cùng văn minh nhân loại khuất lại, nhường chỗ cho những con sóng lớn và hàng triệu giống loài mà lần đầu tiên trong đời họ được tận mắt chứng kiến.
Tiếng gió thổi rì rào, vị mặn mòi và dữ dội của những con sóng và không thể thiếu những con cá chuồn “liều chết” hay cá mập gớm ghiếc, tất thảy hiện ra như một bức tranh hoàn mỹ của thiên nhiên. Hệt như hành trình này chính là cơ hội hiếm hoi để những con người này tìm đến với cội nguồn sự sống, để họ, một lần nữa, lại khám phá tiềm năng của bản thân mình như tổ tiên loài người hàng nghìn năm trước.
Chỉ sau vài tuần đầu tiên, những bỡ ngỡ được dẹp bỏ, những người bạn đồng hành nhanh chóng tìm thấy bên trong biển khơi đầy hiểm nguy và xa lạ là mối tương đồng tới đáng ngạc nhiên với cuộc sống trên đất liền của họ. Kết bạn với những con cá voi hiền lành như những chú hà mã được thuần dưỡng kỹ càng hay những con cá chuồn ngộ nghĩnh thích “tấn công” bất cứ mục tiêu gì, ngay cả khi đó là một chiếc bàn chải đánh răng. Ngay cả những con cá mập xấu xí lại không có cái dáng vẻ hung hãn như trong phim ảnh, thay vào đó chúng tỏ ra dễ dụ và “làm thịt” đáng ngạc nhiên.
Mặt khác, chính đội ngũ đơn độc này trong suốt hải trình đã được thiên nhiên hào phóng ban tặng những sản phẩm quý giá nhất của mình. Những cơn mưa mang theo nguồn nước ngọt dễ dàng làm thỏa cơn khát và các loại cá hồi, cá nục heo, cá hoa tiêu… chỉ chực nhảy lên bè để được xơi tái. Trong hoàn cảnh thiếu vắng tiện nghi văn minh, con người mới thực sự nhận ra tạo hóa đã ban tặng cho họ những tặng vật v 28be ô giá tới nhường nào. Và đứng trước thiên nhiên hoang sơ, những con người này đã thật sự cảm nhận được giống loài mình trước hết là một phần của chuỗi cân bằng sinh thái mà bấy lâu nay vô tình quên lãng.
Hải trình kéo dài 102 ngày kết thúc vào ngày 7 tháng 8 năm 1947, đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử nhân loại. Đó không phải chỉ là đó một mặt chứng minh giả thuyết của Thor Heyerdahl rằng người Inca từ ngàn xưa đã vượt đại dương để tìm kiếm những vùng đất mới, mà mặt khác còn khẳng định sức mạnh vượt qua mọi rào cản của loài người. Nếu như trước đây, vượt đại dương trên một chiếc bè độc mộc được coi là điên rồ thì bằng chuyến hải trình vĩ đại này, con người hoàn toàn lạc quan vào sức mạnh tiềm năng của mình, không ngần ngại mơ những giấc mơ tưởng-như-không-thể.