Huyền thoại nào cho Cambodia? Có lẽ ám ảnh lớn nhất của tôi với vùng đất này vẫn là cái màu hoai hoai nâu nâu của nó. Màu năm tháng, đền đài, thời gian. Màu của quá khứ, lịch sử với những trang bi tráng lần giở lại vẫn thao thức tâm hồn thế giới. Và nữa, cái màu đất thó đăm chiêu ấy không hề phẳng lặng, như nguồn cơn từ đất mọc mầm những cây dấu hỏi.Tại sao xứ sở của thần vishnu thiêng liêng là thế mà những gì chuốc nhận, lĩnh hội lại không bằng phẳng, duyên lành, mà quá bão táp. ví như, nhiều triều đại phát triển rực rỡ như Suryavarman ii, ghi lại những chiến công trên tường thành trong đền Angkor Wat (đế Thiên) với bề cao 2.5, dài hơn 800 mét, trải qua bao tàn phá mưa nắng thời gian vẫn sừng sững, sắc nét đến hôm nay hay quần thể Angkor Thom (đế Thích) từ nghệ thuật đến điêukhắc, từ thể tích đến không gian… làm say lòng bao lữ khách cuối cùng đã chịu chung số phận bị bỏ quên trong rừng già, gần như mất tuyệt dấu tích nếu như nó không tình cờ được khám phá trở lại vào năm 1860 bởi nhà thám hiểm, nghiên cứu thực địa người pháp Herri Mouhot. Cuộc diệt chủng như vết nhơ, xấu xa khó hiểu nhất thời đại Pôn Pốt trong hai năm tàn sát gần 3 triệu người cùng sắc tộc, màu da mình là những câu hỏi không dễ trả lời! vì thế chúng tôi lên đường, hành hương tìm câu trả lời cho những câu hỏi nâu nâu huyền nhiệm. Cuộc hành hương đất lửa…
Nụ cười huyền bí Angkor
Từ Sài gòn, 4 giờ sáng chúng tôi có mặt ở đường Lê Hồng Phong tìm nhà xe Khải nam. Mở
đầu hành trình Cam bằng chiếc xe khách cũ kỹ và đáng nhớ nhất là anh lơ da đen nhẻm cá trích nói tiếng Việt chuẩn không chê vào đâu được. nhìn chàng Khmer tôi rất có cảm tình. xe qua cửa khẩu Mộc Bài. Nắng như gay gắt hơn, bụi trên kính xe cũng chuyển màu đỏ rực. đất hình như cũng có trăn trở sắc màu? những cây thốt nốt ven đường như đâm thốc lên trời nỗi cô đơn gai sắc. Nắng bạt cháy tử mệnh. Nếu như bạn hiểu thêm chút ít về lịch sử đẫm máu đầy nước mắt của xứ sở đất lửa này.
Tôi nhớ từ chữ Cam trong Cambodia nhà thơ Thu Bồn đã tách ra viết thành chữ Căm. và ông có tác phẩm Căm-Pu-Chia-Hy-Vọng. Một trường ca ca ngợi người lính việt nam làm nghĩa vụ quốc tế đánh đuổi quân pôn pốt, giải phóng Phnom Penh giúp người dân Khmer hiền lành thoát nạn diệt chủng.
Tôi hiểu vì sao mọi kiến trúc đền tháp, lâu đài của Cam có hình chóp. Phải chăng đó chính là phiên bản của hình bóng những cây thốt nốt lá tủa quyết liệt trong nắng thép, gan góc như thu nhận nguyên khí giữa đất trời. "Đất khắc nghiệt phải sinh tầng lá nhọn" từ bao đời, hình bóng cây thốt nốt được người nghệ sĩ dân gian bóc tách khỏi hiện thực để biến thành một biểu tượng đi vào những hoa văn, điệu múa apsara, văn hóa kiến trúc đất thiêng.
Dọc đường gió bụi vẫn cho tôi cảm giác của Cam vừa tỉnh thức sau giấc ngủ dài. bỏ một quá khứ bộn bề và nhức nhối sau lưng, soãi những nhịp bước cùng thời đại. để bạn có thể nhìn cảnh sinh hoạt, lề quán, xây dựng bên đường mà gợi nhớ việt nam rộn rịp của thời đất nước
mới mở cửa của những năm 1990. Trên đường về phnom penh hãy nhìn những chiếc xe hàng ngược nắng quái. Những chiếc xe đu đeo nhiều người, chở kèm theo bao thứ.
Nhìn vào đã thấy sự nhọc nhằn vặn mình của xã hội, đủ thứ sinh động khác của một đất nước
đánh thức hay nhận ra tiềm năng chính mình: Xứ sở làm du lịch. Hãy đọc bảng hiệu: "Nhà dệ sinh", đầy thú vị.
Ngạc nhiên khi chứng kiến đồng đô-la được tiêu thụ một cách thịnh hành và hào phóng ở đây. Từ trẻ em đến người lớn cuốn vào cơn lốc ngoại ngữ Tây bồi. ai cũng có thể nói được tiếng anh. Một nền tảng văn hóa bị bóc lên với thế giới để giới thiệu những viên gạch huyền thoại đầu tiên...
Thành cổ vạn đại, cây vạn niên
Tuy nhiên, Cam cũng dễ làm du khách ngạc nhiên nhiều thứ. Đêm đầu tiên ở Phnom Penh cho tôi và bạn bè cảm giác có một thị thành còn ít nhiều e ấp đã quyết liệt trang điểm son phấn ráo riết bước vào cuộc chơi hay cuộc đua hiện đại. Sòng bạc naga chễm chệ ở một vị trí đắt địa không xa Hoàng cung nhà vua bao nhiêu. Ở khu trung tâm bạn có thể tìm thấy bất cứ hàng quán, để chọn cho bằng được món ăn nào hợp khẩu vị của mình nhất. Thật bất ngờ khi thấy đầu rắn thần nhiều đầu như một biểu tượng tâm linh, thờ tự, cách điệu, trang trí từ trong chùa ra đến quảng trường. Nó cho thấy dấu vết của cuộc sinh tồn hòa hợp và khốc liệt từ rừng già.
Phương tiện di chuyển thông dụng nhất ở Cam là chiếc xe tút tút. Cũng là chiếc xe Honda nhưng thiết kế thêm một toa kéo có thể chở từ bốn đến bảy người. đêm phnom penh khi dạo và trở về từ sòng bạc Naga, tôi chứng kiến hoạt động nhộn nhịp của tút tút. Tiếng pô nẹt nghe như đại liên bắn vào mặt khuya yên tĩnh. và điểm đến Choeung Ek hay Cánh đồng Chết kinh hoàng vẫn sẽ rất thu hút lữ khách nếu những ai thích khám phá phiêu lưu. ở đây còn đó dấu vết quân pôn pốt chôn hơn 20 ngàn ngôi mộ tập thể và khoảng 1 triệu 500 người bị hành quyết.
Còn ở nhà tù Tuol Sleng (ngọn đồi độc dược, phiên âm tiếng việt), thật ngạc nhiên khi tôi đọc và biết pôn pốt thời trẻ đã từng theo học ngành vô tuyến rất mới mẻ tại paris hoa lệ. Nói không quá, y đã tiếp xúc, sờ mó cảm nhận trên tay và tâm hồn nền văn minh vượt bậc kỹ trị phương Tây để khi trở về xứ sở xây dựng một nền angka Cộng Hòa phi lý. Y đã biến một trường học thành nhà tù, tra tấn và giết người. Khi đứng giữa Tuol Sleng, tôi còn rùng mình trước những vết máu, dụng cụ tra tấn, dây kẽm gai quây lớp học thành phòng giam… dã man
nhất của tội ác thế kỷ mà không một trí tưởng tượng hư cấu ngoạn mục nào có thể nghĩ ra. Tôi đồ rằng ngay cả khi nhà văn phi lý Franz.
Kapka sống lại ông cũng không thể tưởng tượng nổi một hiện thực bệnh hoạn khủng khiếp như thế để tái hóa tác phẩm. Huống hồ Pôn Pốt đã xem mạng sống người dân vô tội là “cái chết thực nghiệm” cho bao điều quái gở trong não trạng bệnh lý. Thú vị bất ngờ không chỉ ở phnom penh mà còn là Seam Riep. Những khu chợ đêm du lịch với muôn ngàn sắc màu từ vải vóc, món ăn, đồ trang sức,… cũng như các màu da từ mọi biên giới đổ về đây. Sau những đêm vui chờ đợi một bình minh để khám phá điểm cuối cùng của tâm linh.
Nhà thơ Nguyễn Hồng Minh trong Bảo tàng nhà tù Tuol Sleng
Bạn nghĩ gì khi đứng trước quần thể hoàng thành cổ xưa như angkor Wat, angkor Thom? để
đến đây từ 3 giờ sáng phải dậy đón xe tút tút vào khu vực đền sếp hàng mua vé tham quan. Tôi bỡ ngỡ trước một biển người lô xô nhưng nề nếp, không chen lấn xô đẩy, trình tự vào hàng chờ đến lượt mình. và vé 20 đô la cho một khách. Chỉ cần lướt nhìn biển người bất tận đã thấy Angkor Wat thu về một con số khổng lồ như thế nào để làm du lịch. và còn chần chờ gì nữa, Cambodia là xứ sở biết làm du lịch. Từ hạt cúc áo, bức tượng lưu niệm đeo cổ đến vé tham quan. Chuyên nghiệp đỉnh!
Tôi còn chứng kiến hai tay máy nhiếp ảnh nguyễn Trương Tú (Nguyên Trương) điệu nghệ như thế nào khi anh “lặn lội” chụp được bao nhiêu góc đẹp của Angkor Wat, Angkor Thom. Cảnh đẹp đến nỗi anh đã tình nguyện tách khỏi đoàn để tác nghiệp riêng hòng mong có một bộ ảnh “độc nhất vô nhị” về xứ sở huyền thoại nhằm giới thiệu riêng với bạn đọc tạp chí Duyên Dáng Việt Nam. Mời các bạn xem những bức ảnh này! Cũng như thế với tay máy quách Cường khi xuyên suốt hành trình không nghỉ với chiếc máy ảnh cầm tay. Mỗi góc đền đài toát lên vẻ lung linh bí huyền quyến rũ!
Nguyễn Hữu Hồng Minh/ Duyên dáng Việt Nam