Hiểm họa từ những nghĩa địa hạt nhân
10:38:00 31/03/2015
(CATP) Tàu ngầm hạt nhân từ lâu đã xuất hiện trong tiểu thuyết viễn tưởng nổi tiếng. Từ các bộ phim như Cuộc đi săn tháng 10 đỏ, tới loạt phim truyền hình Vạn dặm dưới đáy biển, chúng luôn luôn được mô tả như công cụ tuyệt vời của sức mạnh địa chính trị, lặng lẽ vút qua, bí mật lặn sâu dưới đáy biển với những sứ mệnh nghiêm trọng. Nhưng, khi hết hạn sử dụng, chúng trở thành những hiểm họa hạt nhân nổi, vứt bỏ chúng rất phức tạp và gian khổ.
Một số nghĩa địa công nghiệp kỳ lạ nhất trên hành tinh đã được tạo ra - trải dài từ tây bắc Thái Bình Dương của Mỹ qua Vòng Bắc Cực tới Vladivostok của Nga. Những nghĩa địa tàu ngầm này có đủ dạng. Chẳng hạn tại vùng biển Kara phía bắc Siberia, sâu 300 mét dưới thềm đại dương là các lò phản ứng của tàu ngầm và nhiên liệu nằm rải rác. Khu vực biển Kara giờ là một mục tiêu của các công ty dầu khí. Nếu vô tình mũi khoan chạm phải số rác thải đặc biệt này, hiểm họa là không thể lường được.
Không chỉ ở Siberia mới có nghĩa địa hạt nhân, nhiều cái tương tự cũng có thể nhìn thấy ngay trên Google Maps hoặc Google Earth. Kho chứa rác thải hạt nhân lớn nhất của Mỹ là ở Hanford, Washington. Tại đây các hàng hộp thép khổng lồ nằm kế nhau, mỗi cái dài chừng 12m, chứa những phế tích dỡ ra từ hàng trăm tàu ngầm hạt nhân. Chúng đang đợi để được đem chôn.
Việc tháo bỏ tàu ngầm hạt nhân quá cũ là một quá trình tỉ mỉ. Theo số liệu của BBC, cho đến nay Nga đã dỡ bỏ 120 tàu ngầm hạt nhân của Hạm đội Biển Bắc và 75 tàu ngầm từ Hạm đội Thái Bình Dương của họ. Ở Mỹ, 125 tàu ngầm từ thời Chiến tranh lạnh đã được tháo rời. Pháp, Anh cũng bỏ đi hàng chục tàu ngầm hạt nhân.
Về nguyên tắc, cất giữ xác tàu ngầm hạt nhân trong lòng đất an toàn hơn ở dưới nước. Nhưng vẫn còn nhiều rác thải hạt nhân đang được thả nổi trong nước, phó mặc cho lòng trắc ẩn của thiên nhiên. Chẳng hạn ở Mỹ, nhiều nhóm môi trường đang gióng lên các hồi chuông báo động về kho chứa nhiên liệu tại Idaho. Phòng thí nghiệm quốc gia Idaho (INL) là điểm đến cuối cùng của tất cả nhiên liệu hạt nhân mức cao đã qua sử dụng của Hải quân Mỹ kể từ khi chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên, USS Nautilus, được phát triển năm 1953.
Theo Beatrice Brailsford của nhóm vận động môi trường Snake River Alliance: “Lò phản ứng nguyên mẫu của tàu USS Nautilus đã được kiểm tra tại INL và từ đó các mảnh nhiên liệu đã qua sử dụng từ con tàu hạt nhân này tập kết tại Idaho. Nó được cất ở tầng ngậm nước trên vùng thượng lưu của sông Snake...”.
BBC dẫn lời Brailsford nói: “Nhiên liệu dùng rồi được cất trên mặt đất, nhưng phần còn lại của rác thải hạt nhân lại được chôn phía trên tầng ngậm nước và điều đó có thể tiếp diễn nửa thế kỷ nữa. Đó là một nguồn gây lo ngại cho nhiều người dân ở Idaho”.
Ngay cả chất phóng xạ bảo mật cao đôi khi vẫn có thể phóng ra theo những cách kỳ quái. Ở cả INL và Hanford đều đã phát hiện chất phóng xạ bất thường có trong cỏ lau mọc trên vùng nước ô nhiễm.
Chi phí đắt đỏ trong việc loại bỏ các tàu ngầm hạt nhân sao cho an toàn dường như vẫn không ngăn được các nhà hoạch định quân sự tiếp tục xây dựng thêm nhiều tàu ngầm. Không chỉ Mỹ, cả Nga và Trung Quốc đều đang ráo riết bổ sung thêm số lượng tàu ngầm hạt nhân.
Các nghĩa địa tàu ngầm hạt nhân vì vậy sẽ tiếp tục đông đúc.
|
nhiên liệu, mỹ, thái bình dương, nga, siberia, chất phóng xạ, hạt nhân, lò phản ứng, tiểu thuyết, hiểm họa, nghĩa địa, rác thải, tàu ngầm, idaho, tàu ngầm hạt nhân, vladivostok
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
|
- Robot sẽ thay con người viết sách?
Sáng tác sẽ sớm không còn là lĩnh vực riêng của con người. Trong tương lai, robot có thể thực hiện tốt công việc này, nhất là khi khả năng tưởng tượng của chúng là vô hạn.
- Trung Quốc "săn" CEO từ thung lũng Silicon
Các công ty ở Silicon Valley có lẽ sẽ phải có những quyết sách hay ho để giữ được CEO của mình trước cám dỗ từ Trung Quốc.
- Những cuốn truyện gia đình đi cùng năm tháng
"Không gia đình", "Hoàng tử bé", "Tâm hồn cao thượng"... là những cuốn sách về chủ đề gia đình nổi tiếng thế giới.
- 'Lưới điện tử thần' của Jeffery Deaver đến Việt Nam
Lưới điện tử thần là cuốn thứ 9 trong sê-ri tiểu thuyết trinh thám ly kỳ của Jeffery Deaver, khắc họa nhân vật Lincoln Rhyme – nhà hình sự học bị liệt tứ chi, trước đó là sĩ quan Sở Cảnh sát New York.
- Sách hay nên đọc: Trên đường băng
Tony buổi sáng mang đến cho độc giả những bài viết hài ước, tinh tế, sinh động và đầy thiết thực.
- 'Đừng bao giờ xa em', ái tình át vía đạn bom
Tiểu thuyết Đừng bao giờ xa em (NXB Thời đại, 8/2015) của Margaret Pemberton không lụy tình hoặc tràn ngập những cảnh nóng.
- Thiếu Lâm tự và sự thật bí kíp tuyệt học Dịch cân kinh
Trong các tiểu thuyết võ hiệp, Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh là những bí kíp mà cả võ lâm đều sẵn sàng đổ máu, tốn mưu tranh đoạt. Nếu như Dịch cân kinh được mô tả có thể giúp hoán chuyển kinh mạch, phát dương nội công, thì Tẩy…
- Tác giả 'Totem Sói' đoạt giải của Mông Cổ: Xóa tan quan điểm tiểu thuyết là sự 'lừa gạt văn hóa'
Nhà văn Trung Quốc Khương Nhung, tác giả tiểu thuyết ăn khách Totem Sói (Wolf Totem), đã được trao giải Bichgiin Mergen của Hiệp hội các nhà văn Mông Cổ Thế giới, ở thủ đô Ulan Bator.
- Hậu vận nặng nề của một “thiên tài lười”
SKĐS - Nhà văn cổ điển Pháp Guy de Maupassant (1850-1893) được coi là một trong những tác giả lãng mạn nhất trong lịch sử văn học thế giới.
- Sao Việt bị soi mói chuyện tình: Khổ vì truyền thông ưu ái
Tuần qua, câu chuyện tình yêu của hoa hậu Đặng Thu Thảo được đăng tải trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội khiến công chúng ngỡ như đọc tiểu thuyết ngôn tình. Được dư luận quan tâm là điều may mắn của sao, nhưng đến…
|
Hôm nay: |
1 |
Tháng : |
1 |
Năm : |
1 |
|