Me Tư Hồng
07:35:00 18/10/2014
(HNM) - Hơn trăm năm trước, có một người đàn bà nổi tiếng xấu xa trong xứ ta: cô (hoặc "me") Tư Hồng. "Me" là kiểu gọi với ý chê bai, xếch mé, vì cô lấy chồng người Hoa tên Hồng, "xong" lại lấy Laglan - quan tư Tây. Tư Hồng bắt tay làm ăn với chính quyền thuộc địa, bị quy là kẻ phá thành Hà Nội..., kết cục bị cụ Tam Nguyên Yên Đổ "đóng đinh" vào lịch sử với đôi câu đối: "Có tàn có tán có hương có án thờ vua, danh giá lẫy lừng băm sáu tỉnh/Nào biển nào cờ nào sắc phong cho cụ, chị em hồ dễ mấy lăm người". Tức thị một loại đĩ cao cấp.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến, đương khi tìm tư liệu về thời cận đại "dở dương", bắt gặp những điều thú vị về nhân vật này, cho ra cách hình dung khác về bà. Tiểu thuyết chân dung hay tiểu thuyết tư liệu (ông gọi thế) Me Tư Hồng ra đời trên cơ sở đó, nối những sự kiện, mốc cứ liệu có thật bằng trí tưởng tượng. Tưởng tượng thế nào cho hợp với hiện thực là một nhẽ, cái khó hơn là cho người đọc thấy những nét tích cực của "me", khác nhiều cái chân dung xấu xa đương thời để lại.
|
Đó là một bối cảnh xã hội thật ngổn ngang. Triều đình, dù chủ hòa hay chủ chiến, cùng cánh văn thân Cần Vương đã thất bại, nhưng ý thức hệ Nho giáo lấy "sĩ" làm đầu, tư tưởng bài ngoại cùng đạo đức hương ẩm còn vững chắc. Dễ hiểu, là ai ai cộng tác với "Tây" đều bị ghét bỏ. Huống hồ đàn bà. Quả là cô gái quê Trần Thị Lan trêu ngươi quá lắm. Lấy chồng Tàu, Tây - nghĩa là thập thành lang chạ - đã đành, lại giao thiệp với quan chức thuộc địa để "làm" mại bản, buôn bán dọc ngang, thầu phá thành Hà Nội - một biểu tượng của quốc gia phong kiến. Xong đoạn phì gia đến vinh thân, cô xin vua phong Ngũ phẩm nghi nhân cho bố, bản thân vẫn đường đường sắm vai "Lạc quyên nghĩa phụ", "Đệ nhất khiêu vũ".
Nhưng theo con mắt mới mẻ, "me" lại nhiều nết tốt. Về quan niệm xã hội, cô dấn thân vào chốn công thương, làm lu mờ vai trò của sĩ, nông. Về đạo đức, chả "tam tòng" tẹo nào, cô giúp đỡ nhiều kẻ cơ nhỡ, họ tộc, làng xóm, cả người tình cũ. Cái cách cô tuyển ngay đám thợ đấu cùng quê lên phá thành Hà Nội thật tài tình. Bị giữ ba tàu thóc, không giải cứu được, cô biến ngay chúng thành hàng cứu trợ dân đói. Sành sỏi tâm lý nhiều hạng người, Lan hiện đại hơn ông trưởng họ ở quê đã đành, mà còn có phần vượt cả ông chồng người Hoa thạo buôn bán và ông chồng công chức Pháp. Không có ý thức phản kháng truyền thống đã tồn tại cả nghìn năm, chỉ giàu tham vọng, cô tuyên chiến với thời cuộc, chấp nhận bươu đầu mẻ trán về tiếng tăm, tính mạng. Đa tài, đa tình nên đa đoan, lắm mâu thuẫn giữa vô vàn đòi hỏi, Trần Thị Lan phải nhận bao nhiêu trái đắng: người thân xa lánh, đường con cái bị triệt hạ, cuối cùng bất đắc kỳ tử vô duyên cớ.
Nhưng vô duyên cớ có lẽ là một kết cục đầy duyên cớ, không thể khác. Người thế tồn tại lâu, "sừng sững" thế nào giữa một hoàn cảnh như thế. Những thông Vôi, ký Bưởi còn chả được nữa là.
Me Tư Hồng là cuốn tiểu thuyết hấp dẫn. Bản thân hành trạng nhân vật chính cùng nhân tình thế thái xung quanh đã rất lôi cuốn. Nguyễn Ngọc Tiến kể kiểu cổ điển, theo dòng thời gian và thành công khi không "thông thái" nhảy vào cắt nghĩa, áp đặt quan niệm của mình vào người đọc. Văn ông hơi "phẳng", kiểu của người quen viết khảo cứu và cũng tiếc tính cách Lan, giá được làm cho sắc nét hơn.
Nhưng cái chính là ta đã được một dịp nhìn lại giai đoạn ấy không đơn điệu, theo kiểu không tốt thì xấu, không trắng thì đen đơn thuần.
|
hà nội, người trung quốc, lấy chồng, tiểu thuyết, ông chồng, lang chạ, thuộc địa, nguyễn khuyến, tư liệu, pháp, hành trạng, kết cục, bất đắc kỳ tử, tức thị
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
|
- Robot sẽ thay con người viết sách?
Sáng tác sẽ sớm không còn là lĩnh vực riêng của con người. Trong tương lai, robot có thể thực hiện tốt công việc này, nhất là khi khả năng tưởng tượng của chúng là vô hạn.
- Trung Quốc "săn" CEO từ thung lũng Silicon
Các công ty ở Silicon Valley có lẽ sẽ phải có những quyết sách hay ho để giữ được CEO của mình trước cám dỗ từ Trung Quốc.
- Những cuốn truyện gia đình đi cùng năm tháng
"Không gia đình", "Hoàng tử bé", "Tâm hồn cao thượng"... là những cuốn sách về chủ đề gia đình nổi tiếng thế giới.
- 'Lưới điện tử thần' của Jeffery Deaver đến Việt Nam
Lưới điện tử thần là cuốn thứ 9 trong sê-ri tiểu thuyết trinh thám ly kỳ của Jeffery Deaver, khắc họa nhân vật Lincoln Rhyme – nhà hình sự học bị liệt tứ chi, trước đó là sĩ quan Sở Cảnh sát New York.
- Sách hay nên đọc: Trên đường băng
Tony buổi sáng mang đến cho độc giả những bài viết hài ước, tinh tế, sinh động và đầy thiết thực.
- 'Đừng bao giờ xa em', ái tình át vía đạn bom
Tiểu thuyết Đừng bao giờ xa em (NXB Thời đại, 8/2015) của Margaret Pemberton không lụy tình hoặc tràn ngập những cảnh nóng.
- Thiếu Lâm tự và sự thật bí kíp tuyệt học Dịch cân kinh
Trong các tiểu thuyết võ hiệp, Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh là những bí kíp mà cả võ lâm đều sẵn sàng đổ máu, tốn mưu tranh đoạt. Nếu như Dịch cân kinh được mô tả có thể giúp hoán chuyển kinh mạch, phát dương nội công, thì Tẩy…
- Tác giả 'Totem Sói' đoạt giải của Mông Cổ: Xóa tan quan điểm tiểu thuyết là sự 'lừa gạt văn hóa'
Nhà văn Trung Quốc Khương Nhung, tác giả tiểu thuyết ăn khách Totem Sói (Wolf Totem), đã được trao giải Bichgiin Mergen của Hiệp hội các nhà văn Mông Cổ Thế giới, ở thủ đô Ulan Bator.
- Hậu vận nặng nề của một “thiên tài lười”
SKĐS - Nhà văn cổ điển Pháp Guy de Maupassant (1850-1893) được coi là một trong những tác giả lãng mạn nhất trong lịch sử văn học thế giới.
- Sao Việt bị soi mói chuyện tình: Khổ vì truyền thông ưu ái
Tuần qua, câu chuyện tình yêu của hoa hậu Đặng Thu Thảo được đăng tải trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội khiến công chúng ngỡ như đọc tiểu thuyết ngôn tình. Được dư luận quan tâm là điều may mắn của sao, nhưng đến…
|
Hôm nay: |
1 |
Tháng : |
1 |
Năm : |
1 |
|