Hội thảo quốc tế về thơ và văn xuôi Việt Nam

22:08:00 03/03/2015
Ngày 3-3, trong khuôn khổ Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam lần thứ ba và Liên hoan thơ châu Á - Thái Bình Dương lần thứ hai, tại Hà Nội đã diễn ra hai cuộc hội thảo: "Thơ Việt - nơi lưu giữ tâm hồn Việt" và "Văn xuôi Việt Nam hội nhập và phát triển", với sự tham gia của hàng trăm nhà văn, nhà thơ trong nước và quốc tế.

Ngày 3-3, trong khuôn khổ Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam lần thứ ba và Liên hoan thơ châu Á - Thái Bình Dương lần thứ hai, tại Hà Nội đã diễn ra hai cuộc hội thảo: "Thơ Việt - nơi lưu giữ tâm hồn Việt" và "Văn xuôi Việt Nam hội nhập và phát triển", với sự tham gia của hàng trăm nhà văn, nhà thơ trong nước và quốc tế.

Tại hội thảo thơ, các nhà thơ Việt Nam đã phác họa tiến trình thơ Việt từ quá khứ đến hiện tại và khẳng định, thơ không những là nơi lưu giữ mà còn khám phá, phát hiện, quảng bá, giải mã tính cách, sức mạnh tiềm ẩn, những giá trị nhân văn trong tâm hồn người Việt Nam. Suốt chiều dài lịch sử, thơ và các nhà thơ luôn gắn liền với cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước; là sức mạnh tinh thần góp phần làm nên bản lĩnh của một dân tộc. Trong tham luận tại hội thảo, các nhà thơ quốc tế đã bày tỏ sự khâm phục trước cốt cách văn hóa và con người Việt Nam, trước Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách một lãnh tụ và một nhà thơ lớn. Nhà thơ Phéc-nan-đô Ran-đôm đến từ Cô-lôm-bi-a đã chỉ ra những nét tương đồng trong quan điểm và đời sống thi ca giữa hai đất nước: thơ nói riêng và nghệ thuật nói chung phải vì con người, liên kết con người trong cuộc đấu tranh cho lẽ phải, sự công bằng và góp phần kiến tạo hòa bình, "tính lý luận cao nhất của thơ ca là tính nhân sinh". Tại hội thảo, nhiều nhà thơ quốc tế đã đọc những sáng tác về Việt Nam; giới thiệu những tác phẩm văn học Việt Nam đã được quảng bá ở đất nước mình.

* Trong cuộc hội thảo văn xuôi, các tham luận tập trung khẳng định những giá trị lớn của văn học nước nhà qua từng thời kỳ lịch sử, đồng thời đi vào một số vấn đề của văn xuôi giai đoạn hiện đại như Những nỗ lực cách tân của văn xuôi Việt Nam đương đại (PGS, TS Mai Hương); Khuynh hướng tìm về nguồn trong tiểu thuyết hiện đại Việt Nam (Nguyễn Xuân Khánh); Nhật ký chiến tranh - một hiện tượng độc đáo trong văn học Việt Nam hiện đại (Tôn Phương Lan); Sự cô đơn của văn học tiếng Việt (Lê Minh Khuê)...

* Tối cùng ngày, các đại biểu đã tham dự Đêm thơ quốc tế tại Cung Hữu nghị Việt - Nhật, TP Hạ Long (Quảng Ninh).

PV

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
DANH MỤC
TIN TỨC
THỐNG KÊ

Hôm nay: 1
Tháng : 1
Năm : 1