Lửa nhiệt tình
12:41:00 25/04/2015
Đề tài về chiến tranh vẫn là một cái "mỏ” để các thế hệ khai thác, bởi vẫn còn nhiều góc nhìn, nhiều câu chuyện mà các thế hệ đi trước ở vào thời điểm cụ thể chưa nói hết được. Điều này đã được chính các nhà văn trao đổi trong những tọa đàm, hội thảo về vai trò của văn học chiến tranh. Mà theo như phân tích, nhìn tổng thể bức tranh văn học Việt Nam hiện nay, tác phẩm về đề tài chiến tranh vẫn còn nhiều việc để bàn, và hy vọng.
|
Cảnh trong phim Mùi cỏ cháy
Nếu có niềm tự hào nào về văn học dân tộc thời hiện đại thì đó là văn học về đề tài chiến tranh, nơi đã vun đắp và gìn giữ lý tưởng sống cao cả của con người Việt Nam. Dẫu vậy, có nhà văn đã bảo rằng chiến tranh ác liệt cuốn người viết vào trận mạc, nhà văn chỉ tiếp cận được hiện thực, hiếm ai có thời gian để nghĩ, để viết những tác phẩm vĩ đại, để đời. Cũng như con người trong đám cháy, người ta chỉ nghĩ đến việc chạy đồ đạc và thoát thân, chứ ai có thời gian mà đặt câu hỏi: Vì sao cháy? Có cách nào tránh được đám cháy ấy không? Nhà văn chỉ có điều kiện quan sát cuộc chiến chứ chưa có thời gian để suy nghĩ sâu xa về cuộc chiến. Vì thế, sau chiến tranh, người ta mới có thời gian đi sâu vào cắt nghĩa chiến tranh bằng nhiều cái nhìn khác nhau, trong đó có cái nhìn và tư duy xã hội học, tâm lý học. Còn nhà văn cắt nghĩa: nguyên nhân chiến tranh, thân phận con người trong chiến tranh; nhà văn đặt mình ở nhiều vị trí để soi chiếu và suy ngẫm…
Cũng vì thế, mạch văn học về đề tài chiến tranh hôm nay đã và đang được viết bởi ít nhất 2 thế hệ.
Thứ nhất là những người một thời từng vừa là nhà văn, vừa là người lính. Như chia sẻ của nhà văn Khuất Quang Thụy: sau này, khi chiến tranh kết thúc, ông mới có điều kiện để hiểu ra rằng, dù đã ở ngoài mặt trận, dù đã thấy được cái ác liệt và dù đã viết nhiều trang nhưng có lẽ vẫn chưa nói hết được. Vì lẽ đó mà việc cả đời chỉ loay hoay viết về cuộc chiến ấy, có lẽ là số phận của thế hệ những người cầm bút từng có những năm cầm súng. Có thể kể trường hợp Biên bản chiến tranh 1- 2- 3- 4.75 của nhà báo Trần Mai Hạnh là một ví dụ. Bởi sau gần 40 năm, khi chiến tranh đã có một độ lùi tương đối, ông mới quyết định công bố biên bản chiến tranh với ngồn ngộn tư liệu đã lưu giữ suốt nhiều thập kỷ qua. Nhà báo Trần Mai Hạnh chia sẻ rằng ngay vào thời khắc trưa 30-4 – 1975 ông đã suy nghĩ, trăn trở rằng tất cả những việc đang diễn ra trước mắt chỉ ngày mai thôi sẽ trở thành quá khứ. Và thời gian càng lùi xa thì quá khứ càng lùi xa. Chính vì vậy, ông ấp ủ ý định phải viết sách, viết để phản ánh sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Nhà báo Trần Mai Hạnh viết "Biên bản chiến tranh” bằng trách nhiệm của một người cầm bút với xã hội, với thế hệ hôm nay. Khi sách tới tay bạn đọc, ông cho rằng mình đã hoàn thành sứ mệnh của một người cầm bút kể chuyện, chứ không tham vọng viết sách để đoạt giải văn chương...
Thứ hai là những trang văn về đề tài chiến tranh hoặc hậu chiến được viết bởi những người sinh ra và lớn lên sau chiến tranh. Minh chứng gần đây nhất là giải thưởng truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội trao năm 2014. Những tác phẩm được trao giải cao cũng chính là những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh của những cây viết thế hệ 8X, 9X…Nhận định về nhà văn trẻ với đề tài chiến tranh và người lính, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý bảo rằng, không phải các nhà văn trẻ đều quay lưng hay hờ hững với đề tài chiến tranh mà chính là ta còn ít đốt lửa lên cho họ. Rằng không phải ai trải qua chiến tranh cũng viết được về chiến tranh và viết hay cả. Không phải ai chưa trải qua chiến tranh đều không viết được về chiến tranh và viết hời hợt cả. Hiện thực cuộc sống mới chỉ là phôi liệu, sản phẩm văn học còn phụ thuộc vào tài năng của người cầm bút. Rằng tất cả vẫn đang ở phía trước. Thế hệ nhà văn kháng chiến dần dà rồi cũng ra đi theo quy luật sinh tử của tạo hóa. Chính vì vậy mà thế hệ cầm bút hôm nay sẽ tiếp nối dòng văn học viết về chiến tranh mang tên: Nhà văn Trẻ.
Bạn đọc hôm nay cũng không quay lưng với đề tài lịch sử, đề tài chiến tranh. Nhưng làm thế nào để có nhiều tác phẩm văn học nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung về đề tài chiến tranh- hẳn không phải chuyện có ít hay có nhiều kinh phí. Chỉ biết rằng việc có những tác phẩm về đề tài chiến tranh tạo dấu ấn- không chỉ là khát vọng sáng tạo của nhà văn mà còn là mong muốn chung của bạn đọc. Hẳn sẽ không phải nói quá lên rằng từ trước đến nay bạn đọc các thế hệ đã từng được đọc những tác phẩm vĩ đại về chiến tranh. Nhưng rất có thể những tác phẩm hay nhất về chiến tranh lại chính là những tác phẩm chưa được viết.
Triết Giang
|
bạn đọc, người việt, chiến tranh, 9x, văn học, tác phẩm, thế hệ, nhà văn, tâm lý học, đề tài, 8x, đám cháy, người cầm bút, văn hóa đọc, biên bản, văn học việt nam, cắt nghĩa
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
|
- Robot sẽ thay con người viết sách?
Sáng tác sẽ sớm không còn là lĩnh vực riêng của con người. Trong tương lai, robot có thể thực hiện tốt công việc này, nhất là khi khả năng tưởng tượng của chúng là vô hạn.
- Trung Quốc "săn" CEO từ thung lũng Silicon
Các công ty ở Silicon Valley có lẽ sẽ phải có những quyết sách hay ho để giữ được CEO của mình trước cám dỗ từ Trung Quốc.
- Những cuốn truyện gia đình đi cùng năm tháng
"Không gia đình", "Hoàng tử bé", "Tâm hồn cao thượng"... là những cuốn sách về chủ đề gia đình nổi tiếng thế giới.
- 'Lưới điện tử thần' của Jeffery Deaver đến Việt Nam
Lưới điện tử thần là cuốn thứ 9 trong sê-ri tiểu thuyết trinh thám ly kỳ của Jeffery Deaver, khắc họa nhân vật Lincoln Rhyme – nhà hình sự học bị liệt tứ chi, trước đó là sĩ quan Sở Cảnh sát New York.
- Sách hay nên đọc: Trên đường băng
Tony buổi sáng mang đến cho độc giả những bài viết hài ước, tinh tế, sinh động và đầy thiết thực.
- 'Đừng bao giờ xa em', ái tình át vía đạn bom
Tiểu thuyết Đừng bao giờ xa em (NXB Thời đại, 8/2015) của Margaret Pemberton không lụy tình hoặc tràn ngập những cảnh nóng.
- Thiếu Lâm tự và sự thật bí kíp tuyệt học Dịch cân kinh
Trong các tiểu thuyết võ hiệp, Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh là những bí kíp mà cả võ lâm đều sẵn sàng đổ máu, tốn mưu tranh đoạt. Nếu như Dịch cân kinh được mô tả có thể giúp hoán chuyển kinh mạch, phát dương nội công, thì Tẩy…
- Tác giả 'Totem Sói' đoạt giải của Mông Cổ: Xóa tan quan điểm tiểu thuyết là sự 'lừa gạt văn hóa'
Nhà văn Trung Quốc Khương Nhung, tác giả tiểu thuyết ăn khách Totem Sói (Wolf Totem), đã được trao giải Bichgiin Mergen của Hiệp hội các nhà văn Mông Cổ Thế giới, ở thủ đô Ulan Bator.
- Hậu vận nặng nề của một “thiên tài lười”
SKĐS - Nhà văn cổ điển Pháp Guy de Maupassant (1850-1893) được coi là một trong những tác giả lãng mạn nhất trong lịch sử văn học thế giới.
- Sao Việt bị soi mói chuyện tình: Khổ vì truyền thông ưu ái
Tuần qua, câu chuyện tình yêu của hoa hậu Đặng Thu Thảo được đăng tải trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội khiến công chúng ngỡ như đọc tiểu thuyết ngôn tình. Được dư luận quan tâm là điều may mắn của sao, nhưng đến…
|
Hôm nay: |
1 |
Tháng : |
1 |
Năm : |
1 |
|