Phóng viên Eugene Kim của Business Insider sinh ra và lớn lên tại Seoul. Ông vừa có chuyến công tác 8 tháng tại San Francisco. Sau 2 tuần quay lại Hàn Quốc, có một điều làm Kim ngỡ ngàng: Ông bắt gặp Samsung ở khắp nơi.
Samsung có quy mô khổng lồ, chiếm xấp xỉ 20% GDP của cả Hàn Quốc. Ngạc nhiên trước sự đổi thay nhanh chóng này, ông Kim đã làm một phóng sự ảnh ghi nhận sự hiện diện của Samsung cùng các sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày của ông.
Sau chuyến bay từ San Francisco tới Seoul kéo dài 13 giờ, điều đầu tiên chào đón tôi ở sân bay là chiếc TV Samsung.
Tôi về thẳng căn hộ của em rể, nơi trú chân trong hai tuần tới. Căn hộ thuộc tòa nhà có tên Park Tower, chủ đầu tư là Samsung.
Điều đầu tiên tôi làm là giặt giũ đồ. Em tôi dùng máy giặt hiệu Hauzen, một thương hiệu đồ điện tử của Samsung.
Hauzen là một công ty con của Samsung, đồ của Hauzen xuất hiện ở khắp nơi, như chiếc lò này chẳng hạn.
Điều hòa âm tường cũng có hiệu Hauzen.
Kể cả đi vệ sinh, tôi cũng bắt gặp đồ của Samsung.
Trong phòng ngủ của tôi có đặt một chiếc TV Samsung màn hình cong, xem khá mãn nhãn.
Sáng hôm sau tôi đến bệnh viện có tên Cheil Medical Center. Bệnh viện thuộc quản lý của công ty Cheil Hospital, vừa được Samsung mua lại. Tìm hiểu ra thì tôi biết nhà sáng lập bệnh viên là cháu của Chủ tịch Samsung Lee Kun-hee.
Không có điện thoại dùng được ở Hàn Quốc, tôi mang theo chiếc Galaxy S5 của vợ.
Ngồi ở phòng chờ không có việc gì làm, tôi nhìn quanh và bắt gặp chồng giấy hiệu Samsung này.
TV lắp ở phòng chờ cũng mang nhãn hiệu Samsung.
TV chiếu một trận bóng chuyền, xem một lúc tôi mới nhận ra đây là đội nữ Samsung Insurance.
Trên bàn lắp một chiếc điện thoại Samsung đời cổ.
Làm việc với bác sỹ xong, tôi đến một hiệu sách. Một số cuốn trong loạt sách bán chạy nhất có nội dung nói về Samsung, giống như cuốn “Post-Samsung Electronics” này. Nhiều người dân Hàn Quốc quan tâm tới tương lai của Samsung.
Cuốn sách này thì có tên “Think Samsung”. Tác giả là Kim Yong-chul, cựu chuyên viên pháp lý cấp cao của Samsung. Cuốn sách phơi bày mọi hoạt động được cho là mờ ám và phạm pháp của Samsung. Nó làm dậy sóng truyền thông khi được xuất bản năm 2010. Không một tờ báo nào dám đăng quảng cáo về cuốn sách vì sợ bị Samsung trả thù, một số báo cáo ghi nhận.
Hiệu sách ở ngay cạnh cửa hàng tạp hóa Shinsegae. Đây từng là cửa hàng thuộc sở hữu của Samsung trước thập niên 90. Trong cửa hàng có quầy đăng ký thẻ tín dụng Samsung.
Sau đó, tôi tới thăm nhà cha mẹ. Đi bằng tàu điện ngầm, tôi bắt gặp nhiều màn hình TV Samsung cỡ lớn ở ga.
Ở bãi đỗ xe gần nhà bố mẹ, tôi bắt gặp một chiếc SM3 của công ty Renault Samsung Motors.
Cha tôi mê mẩn với laptop hiệu Samsung. Ông mua chiếc này năm ngoái, nhìn khá sắc sảo, mặc dù bàn hình hơi bẩn.
Tháo rời màn hình, chiếc laptop biến thành một chiếc máy tính bảng.
Ông thậm chí để lịch Samsung trên bàn. Đây là quà tặng kèm khi mua bảo hiểm nhân thọ Samsung.
Trước khi quay về nhà em trai, tôi tạt qua một ngân hàng. Nhân viên lễ tân chào mời tôi đăng ký vào quỹ Value Plus của Samsung, một quỹ thuộc kiểm soát của Samsung Asset Management.
Hơi mệt mỏi, tôi từ chối lời mời, chỉ muốn về nhà thật nhanh.
Tôi bấm nhầm nút ở cửa trước khiến còi báo động réo lên. Tôi phải vật lộn với bảng điều khiển Samsung một lúc để tắt còi. Đây là hệ thống an ninh nối với camera đặt ở cửa trước, bạn cũng có thể gọi điện và điều khiển hệ thống sưởi ấm.
Đưa tôi vào giấc ngủ lại là chiếc TV Samsung cong.
LỀ PHƯƠNG
Tin liên quan Samsung Galaxy S6 sắp bán tại Việt Nam, rẻ hơn iPhone 6 Giám đốc HTC: Samsung chỉ quan tâm đến tiền Giá bán của 4 smartphone mới nhất tại Việt Nam
Cùng dòng sự kiện