Phong thư huyền bí
Petrov làm điều đó như sau: ông viết một bức thư tới một nước nào đó theo một địa chỉ tưởng tượng, cho một người nhận tưởng tượng và một thời gian sau, ông nhận được bức thư trả lại với một loạt dấu bưu điện nước ngoài kèm theo dòng chữ “Không tìm thấy người nhận” hoặc một cái gì đó tương tự. Nhưng một lần cái sở thích thú vị này trở nên huyền bí...
Tháng tư năm 1939, Evgeny Petrov quyết định quấy rối chi nhánh bưu điện New Zealand. Theo kịch bản của mình, ông bịa ra một thành phố tên là “Haydbervill”, đường “Raytbich”, nhà số “7” và người nhận là “Merrill Odzhin Wesley”.
Trong thư, ông viết bằng tiếng Anh như sau: “Merrill thân mến! Được tin bác Piter vừa qua đời, mình xin gửi tới cậu lời chia buồn sâu sắc. Hãy can đảm lên, bạn ạ! Xin lỗi vì lâu rồi mình không viết thư cho bạn. Hy vọng Ingrid vẫn ổn. Hãy hôn cháu hộ mình nhé. Có lẽ cháu đã lớn lắm rồi. Evgeny”.
Hơn 2 tháng trôi qua kể từ ngày gửi nhưng bức thư vẫn chưa được trả lại với những ghi chú thích hợp. Nhà văn quả quyết rằng nó đã bị thất lạc và bắt đầu quên chuyện đó. Nhưng vào tháng tám, ông nhận được một bức thư. Nhà văn vô cùng ngạc nhiên vì đó là thư hồi âm.
Ban đầu Petrov cho rằng có ai đó cũng đùa ông theo cách của ông. Nhưng khi đọc địa chỉ người gửi, ông không còn bụng dạ nào đùa nữa. Trên phong bì đề: “New Zealand, Haydbervill, Raytbich, 7, Merrill Odzhin Wesley”. Thư viết: “Evgeny thân mến! Cảm ơn bạn về lời chia buồn. Cái chết vô lý của bác Piter đã làm bố con mình điêu đứng nửa năm nay. Hy vọng rằng bạn thông cảm vì thư này đến trễ. Mình cùng với cháu Ingrid thường hồi tưởng về hai ngày bạn ở chơi nhà mình. Gloria đã lớn rồi và mùa thu năm nay cháu lên lớp hai. Cháu vẫn còn giữ chú gấu Misha mà bạn mang đến từ nước Nga”.
Petrov chưa bao giờ đến New Zealand, vì vậy, ông càng ngạc nhiên hơn khi nhìn thấy tấm ảnh một người đàn ông vạm vỡ đang ôm hôn chính ông, Petrov! Mặt sau tấm ảnh có dòng chữ: “Ngày 9 tháng 10 năm 1938”. Lúc bấy giờ, nhà văn suýt ngất xỉu - bởi đúng vào ngày đó, ông phải nhập viện trong trạng thái hôn mê vì viêm phổi nặng. Dịp ấy, mấy ngày liền các bác sĩ đã chiến đấu vì sự sống của nhà văn, không giấu giếm người thân rằng cơ hội sống sót của ông hầu như không có.
Để lý giải cái hiện tượng hoặc là hiểu nhầm hoặc là huyền bí này, Petrov đã viết thêm một bức thư nữa gửi đến New Zealand, nhưng không nhận được hồi âm: chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu. Ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh, E. Petrov đã trở thành phóng viên mặt trận của báo “Sự thật”. Các đồng nghiệp không nhận ra nhà văn - ông trở nên kín đáo, đăm chiêu và không còn hay đùa nữa.
Câu chuyện này kết thúc không một chút thú vị:
Năm 1942, Evgeny Petrov đáp máy bay từ thành phố Sevastopol tới thủ đô Moskva, nhưng máy bay của ông bị quân Đức bắn rơi ở tỉnh Rostov. Điều bí ẩn là đúng vào ngày đó, khi người ta thông báo về tai nạn máy bay, một bức thư từ New Zealand đã được gửi đến nhà ông.
Trong bức thư này, Merrill Odzhin Wesley bày tỏ lòng khâm phục các chiến sĩ Xôviết và lo lắng cho số phận của Petrov. Ngoài ra, ông còn viết những dòng như sau: “Evgeny, cậu còn nhớ là tớ rất lo lắng khi cậu tắm ở hồ không. Nước quá lạnh. Nhưng cậu nói rằng số cậu sẽ chết bởi tai nạn máy bay, chứ không phải chết đuối. Mình van cậu hãy bảo trọng - đi máy bay càng ít càng tốt”.
Mới đây, người ta đã làm một bộ phim dựa theo câu chuyện này có tên là “Chiếc phong thư” do Kevin Spacey thủ vai chính.
Trần Hậu
Festival Ấn Độ tại Việt Nam | Ludwig Bell: Người nhạc sỹ mang tâm hồn bác sỹ | “Cuộc đời ANNA AKHMATOVA”: Giải cuốn sách lớn của văn học Nga |