>> Nguyễn Quang Sáng: Rượu, thuốc độc và nước thánh
>> Thi sĩ Vũ Hữu Định: Còn một chút gì để nhớ...
>> Bảo Sinh: Chim bướm dân gian mang ca-pốt hiện đại
>> Nguyễn Đông Nhật: Giấc mơ Duy tân
>> Miên Du: Ngắn dài sợi tóc chẻ đôi...
>> Nguyễn Hữu Hồng Minh: Tuyển thơ Mỹ “The Deluge - New Vietnamese Poetry”
>> Xé hủy tác phẩm Nhật ký Anna Frank: Phân biệt chủng tộc đang trở lại
>> Thế giới thiếu vắng Tình yêu sẽ trôi về...Thơ
...
(Congluan.vn) - Nhà văn Takahashi Genichiro (Nhật Bản) tác giả tiểu thuyết nổi tiếng “Vĩnh biệt các Gangster” sẽ có buổi giao lưu với bạn đọc Sài Gòn. Chương trình diễn ra lúc 14 h, ngày mai, thứ tư, 12.3 tại trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM (12 Đinh Tiên Hoàng - Quận 1 TPHCM) với những vấn đề khác của văn học Nhật Bản và thế giới đương đại...
Nhà văn Takahashi Genichiro
Trao đổi với Công luận Online, Tiến sĩ văn học Trần Lê Hoa Tranh, thành viên ban tổ chức, chương trình gặp gỡ với nhà văn Takahashi Genichiro nằm trong chuỗi các hoạt động giao lưu trong năm 2014 của trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam. Cô cho biết thêm, tại khoa Ngữ văn của trường cũng đã từng giới thiệu nhiều tác giả, nhiều nhà văn trong nước và thế giới. "Giúp bạn đọc và các bạn sinh viên yêu văn chương có thêm nhiều cây cầu nối đến với thế giới nhà văn và tác phẩm của họ".
Nhà văn Trần Tiễn Cao Đăngmột trong số ít các dịch giả nổi tiếng hiện nay có dịch những tác phẩm văn học quan trọng hiện đại Nhật Bản như hiện tượng Murakami Haruki với "Biên niên ký chim vặn dây cót" cho Công luận Online biết: -"Tính đến thời điểm này, trong nước chỉ mới dịch một tác phẩm của nhà văn Takahashi Genichiro là tiểu thuyết “Vĩnh biệt các Gangster” do Công ty Nhã Nam và Nhà xuất bản Thời Đại vừa ấn hành".
Bìa cuốn “Vĩnh Biệt Các Gangster” của nhà văn Takahashi Genichiro
do công ty Nhã Nam và nhà xuất bản Thời Đại vừa ấn hành
Vài nét về nhà văn Takahashi Genichiro.
Ông sinh tại Onomichi, Quận Hiroshima, Nhật Bản và theo học tại Khoa Kinh tế của Đại học Quốc gia Yokohama nhưng bỏ ngang không tốt nghiệp. Từ tháng 4 năm 2005, ông bắt đầu dạy học tại Khoa Quốc tế, Trường Đại học Meiji. Tiểu thuyết đầu tay của Takahashi, “Sayonara, Gyangutachi” (“Vĩnh biệt các Gang-ster”) được xuất bản vào năm 1982 và đoạt giải thưởng Tiểu thuyết Đầu tay xuất sắc của Giải thưởng văn học Gunzo.Giới phê bình ca ngợi cuốn sách là một trong những tác phẩm quan trọng của văn học Nhật Bản thời hậu chiến.
Tác phẩm đã được dịch sang tiếng Anh, Ý, Brazil và Bồ Đào Nha. Bản dịch tiếng Việt cũng vừa được công ty Nhã Nam xuất bản vào năm 2013 với sự hỗ trợ về tài chính của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản.
Nếu hiện tượng "lên dây cót" của nhà văn Murakami làm sốt bạn đọc
Nhật Bản và thế giới thì Takahashi Genichiro trầm lắng ít người biết hơn.
Nhưng như thế chưa hẳn tác phẩm ông thiếu bản sắc và ít quan trọng hơn...
Ngoài ra, Takahashi còn có tác phẩm “Yuga de kansho-teki na Nippon-yakyuu” (“Bóng chày Nhật Bản: Quyến rũ và Tình cảm”) đoạt giải thưởng Mishima Yukiko vào năm 1988 và tác phẩm “Nihon bungaku seisui shi” (“Thăng trầm của nền văn học Nhật Bản”) đoạt giải thưởng Văn học Itoh Sei.
Năm 2012, tác phẩm “Sayonara Christopher Robin” (“Vĩnh biệt, Christopher Robin”) đã giành được giải thưởng Văn học Tanizaki. Takahashi Genichiro còn được biết đến với các bài tiểu luận đề cập đến nhiều chủ đề từ phê bình văn học cho đến đua ngựa.
Trong buổi nói chuyện, Takahashi Genichiro sẽ giới thiệu về tác phẩm nổi bật “Vĩnh biệt, các gangster” của ông và cũng sẽ đề cập đến những vấn đề đáng quan tâm hiện nay của nền văn học đương đại.
Nhà văn, dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng (trái)
với nhà văn Alberto Ruy Sánchez (Mexico)
Trả lời câu hỏi "là dịch giả từng "xuyên thấu" văn học hiện đại Nhật Bản như Murakami - quá nổi tiếng trên văn đàn thế giới; anh nghĩ thế nào với Takahashi - kém người biết hay ít nổi tiếng hơn?". Nhà văn Trần Tiễn Cao Đăng trả lời: -"Một tác phẩm văn học quan trọng đôi khi chưa hẳn cần căn cứ vào mức độ nổi tiếng của nó. Có thể Murakami (Haruki) được nhiều bạn đọc hơn Takahashi (Genichiro) nhưng tôi vẫn đánh giá tác phẩm “Vĩnh biệt các Gangster” là một tác phẩm đặc biệt quan trọng. Chỉ cần làm một so sánh thế này, tiểu thuyết “Vĩnh biệt các Gangster” được viết các đây hơn ba mươi năm (1982) nhưng cho đến bây giờ mới được nhiều bạn đọc, nhiều nhà phê bình để ý tới! Điều đó chứng tỏ những vấn đề của nó đã thách thức bạn đọc..."
Đông Dương
Đọc các bài viết khác: >> Thư gửi nhà phê bình văn học Đặng Tiến
>> Đỗ Hồng Ngọc: Thơ và thuốc
>> Ngân hàng hay Tiền tệ của Thi sĩ
>> Đầu năm luyến nhớ và khai bút trong lòng Phố cổ Hội An
>> Bức Tường: Rock Việt như mắm tôm được cải lương?
>> Vì sao Khánh Loan quyến rũ được nhạc sĩ Phạm Duy
>> CD "Bi Vọng Ca" 10 Tình khúc của Nguyễn Hữu Hồng Minh - Khánh Loan
...
.