Văn hóa đọc nhân ngày Sách Việt Nam 21/4: Tính giải trí lên ngôi
06:36:00 17/04/2014
Ngày Sách Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 21 tháng 4 tới. Đây cũng là dịp để khuyến khích, tuyên truyền việc đọc sách, nhằm "cứu văn hóa đọc". Nhưng theo nhiều học giả, chúng ta không nên quá kỳ vọng vào một Ngày Sách Việt Nam bởi việc đọc phải bắt nguồn từ ý thức, nhu cầu tự giác của mỗi người dân. Tôi nhớ, có một nhà văn đã viết rằng, hãy nhìn vào top 10 cuốn sách bán chạy nhất Hội chợ sách 2014 tại Tp Hồ Chí Minh để thấy, chúng ta có thể lạc quan với văn hóa đọc bây giờ? 36 tỷ doanh thu từ Hội chợ sách, một con số mơ ước của các nhà làm sách. Nhưng, nó không thể mua được sự lạc quan. Hội chợ sách ở thành phố Hồ Chí Minh là một trong những hội chợ sách được mong đợi nhất của giới làm sách. Vì nhiều giám đốc nhà sách thừa nhận rằng, họ đi hội chợ để lấy cảm hứng làm sách, vì đến đó còn có người mua, đọc sách. Nhưng, nếu nhìn sâu vào sự ồ ạt của hội chợ vừa qua thì chưa chắc, sách bán được nhiều mà chúng ta có thêm niềm lạc quan rằng văn hóa đọc của chúng ta đang lên. Hãy nhìn vào những cuốn sách best seller (bán chạy nhất) ở Hội chợ thì cũng chỉ là những cuốn sách giải trí, hồi ký, sách của ca sĩ nọ, người nổi tiếng kia. Chị Hà, Giám đốc Công ty sách Phương Đông nói: "Giới trẻ bây giờ họ chỉ đọc những cuốn sách diễm tình, sướt mướt của Trung Quốc, hay những câu chuyện nhẹ nhàng, dễ hiểu. Hồi ký, hay sách của ca sĩ, người nổi tiếng. Dù bán được sách nhưng tôi không thấy vui, vì thấy thị hiếu của giới trẻ bây giờ đáng lo quá. Trong khi đó, những cuốn sách kinh điển, được in lại đẹp và cẩn thận được bán đồng giá 20 ngàn, 30 ngàn mà chẳng có nhiều người mua". | Hội chợ sách tại TP Hồ Chí Minh thu hút nhiều người tham dự. | Chính ông Phạm Sỹ Sáu- trợ lý Giám đốc Nhà Xuất bản Trẻ phát biểu trong hội thảo về văn hóa đọc nhân dịp Thủ tướng chính phủ phê duyệt Ngày Sách Việt Nam rằng: "Thực tế người ta xem sách như là món hàng giải trí hơn là hình thức học từ sách. Phải khi nào mà người đọc sách tin tưởng sách là bộ phận tất yếu của mình để nâng cao tri thức thì Ngày Sách Việt Nam mới thực sự có giá trị. Còn hiện nay hô hào đọc sách, mua sách nhưng vẫn mang tính chất phong trào, người ta nhớ những cuốn sách được giới thiệu hơn là việc đi tìm căn nguyên nội dung sách thực sự có giá trị". Còn Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc Nhà Xuất bản Tri thức cho rằng: "Nói văn hóa đọc lâm nguy cũng hơi quá, nhưng đáng báo động. Thể hiện ở chỗ ham mê đọc sách của các tầng lớp từ lãnh đạo, phụ huynh cho đến học sinh không còn nhiều nữa. Mình có rất nhiều nhà xuất bản, phương tiện thông tin đại chúng, nhưng nội dung để người ta đọc không hẳn thích hợp và phong phú. Nhiều giá trị không đáng được tôn vinh thì sách vở rất nhiều, những giá trị đáng tôn vinh thì có sách vở cũng không được động viên để đọc. Sách hay cũng rất ít. Nền giáo dục của chúng ta từ sau 1975 đến nay không khuyến khích học sinh đọc sách, nặng về nhồi nhét kiến thức, cho nên học sinh, sinh viên chỉ đủ thời gian, chăm chăm đọc giáo trình để thi cho trót lọt. Không còn thời gian và hứng thú trau dồi kiến thức khác". Trong nhiều năm qua, mặc dù chưa chính thức nhưng Cục Xuất bản cũng đã đều đặn tổ chức những ngày hội sách hàng năm. Nhưng những buổi lễ đó cũng chỉ mang tính phong trào, khi văn hóa đọc chưa thực sự thẩm thấu vào trong mỗi người dân. Những nhà văn hóa lo ngại trước sự hẫng hụt về văn hóa, tri thức của người Việt, họ âm thầm cho ra đời những tủ sách như Tủ sách Tinh hoa (Nhà Xuất bản Tri thức), Tủ sách Cánh cửa mở rộng (NXB Trẻ), Tủ sách Tác phẩm kinh điển (Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây). Nhưng những nỗ lực đó vẫn chỉ là những con sóng nhỏ âm thầm, chưa đủ để làm nên một làn sóng mạnh mẽ, tác động vào văn hóa đọc của chúng ta, khi chưa nhận được sự hỗ trợ và đồng thuận của nhiều đơn vị, của người đọc. Vì thế, Ngày Sách Việt Nam , mong rằng, không phải chỉ là một ngày của phong trào, mà cần hơn thế, sự thẩm thấu văn hóa đọc và ý thức tự giác trong mỗi người dân. Theo kế hoạch, Ngày Sách Việt Nam sẽ có các hoạt động như Lễ công bố quyết định của Thủ tướng, phố sách, giảm giá, triển lãm, giao lưu và ký tặng sách. Các chuỗi hoạt động của Ngày Sách Việt Nam diễn ra trong thời gian này nhằm mục đích xây dựng một không khí lễ hội sách và tạo một văn hóa đọc từ cộng đồng dân cư hướng tới một sinh hoạt văn hóa toàn xã hội. Lễ công bố Ngày Sách Việt Nam 21/4 sẽ diễn ra vào ngày 19/4/2014 tại Quảng trường Lý Thái Tổ, Hà Nội. Ông Đoàn Tử Huyến - Giám đốc Trung tâm Văn hóa và Ngôn ngữ Đông Tây: Xã hội không thể tiến bộ vì những cuốn sách làng nhàng Việc đọc sách, ham học bắt nguồn từ ý thức tự giác của nhân dân muốn vươn ra xa, muốn trưởng thành và đi tìm những mục đích sống cho mình. Ý thức đó đã từng phát triển rất tốt đẹp trong quá khứ của ông cha ta. Không đọc, không học thì chỉ có ở nhà làm nông, cày ruộng mà thôi. Nói văn hóa đọc đang xuống cấp trầm trọng là chúng ta nói hơi quá, vì một bộ phận người dân vẫn đọc, chẳng hạn như thư viện của tôi vẫn có rất nhiều người tìm đến đọc sách, ghi chép. | Ngày sách Việt Nam được kỳ vọng là sẽ thúc đẩy văn hóa đọc. | Nhưng văn hóa đọc, phải hiểu đúng nghĩa thì chúng ta mới có những nhìn nhận về nó đúng được. Thực tế, nhìn rộng ra thì bây giờ người ta chỉ đọc sách giải trí, nó không mang lại nhiều lợi ích mà chỉ giết thời gian bằng cách đọc sách mà thôi. Đó không phải là văn hóa đọc. Phải đọc đúng và đọc một cách khoa học, tìm hiểu về những tri thức sách mang lại thì mới gọi là văn hóa đọc. Tôi nghĩ, muốn có văn hóa đọc, không phải chỉ có mấy ngày lễ hội khởi xướng này nọ mà nên. Muốn văn hóa đọc đi sâu vào ý thức của người dân, nhà nước phải cùng chung tay, xuất bản, nhà nước cần phát triển để xuất bản những sách cần, sách hay, biết điều chỉnh, định hướng cho việc đọc sách, làm sách, tổ chức xuất bản được những cuốn sách cần thiết cho sự phát triển của đất nước. Chúng ta cứ để cho tư nhân, dĩ nhiên họ chạy theo thị trường, đua nhau làm sách giải trí để kiếm lợi nhuận. Có một căn bệnh trầm kha của xã hội ta là các giám đốc chỉ dám duyệt in những cuốn sách làng nhàng, vô thưởng vô phạt. Xã hội không thể tiến bộ vì những cuốn sách làng nhàng như vậy. Bản thân những người làm sách như chúng tôi cũng nản dần. Một vấn đề nữa là cần có những định hướng đọc cho nhân dân, người dân Việt Nam làm sao tìm được sách hay để đọc. Hiện nay, chúng ta cũng đã có khá nhiều sách hay, nhưng vì sao người dân ít tìm đọc. Đáng lẽ nên có cơ quan, các phương tiện truyền thông báo chí tuyên truyền, giới thiệu những cuốn sách hay một cách bài bản và thường xuyên đến bạn đọc. Nói đến văn hóa đọc của chúng ta vì sao lại nông cạn như vậy, vì sao giới trẻ bây giờ chủ yếu chỉ đọc sách giải trí, cũng vì nền giáo dục của chúng ta làm cạn cợt suy nghĩ của người dân. Bọn trẻ gần như chẳng nghĩ gì. Sự định hướng đại chúng, một nền giáo dục nhồi nhét, nặng về thành tích, khiến cho trẻ con mất thói quen đọc sách, tìm hiểu, khám phá thế giới từ sách. Từ đó, sẽ làm mất đi văn hóa đọc. |
|
giám đốc, văn hóa, trung quốc, giải trí, người dân, tp hcm, đọc sách, tủ sách, ý thức, cuốn sách, hội chợ, xuất bản, nhà xuất bản trẻ, tri thức, văn hóa đọc, phương Đông
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
|
- Robot sẽ thay con người viết sách?
Sáng tác sẽ sớm không còn là lĩnh vực riêng của con người. Trong tương lai, robot có thể thực hiện tốt công việc này, nhất là khi khả năng tưởng tượng của chúng là vô hạn.
- Trung Quốc "săn" CEO từ thung lũng Silicon
Các công ty ở Silicon Valley có lẽ sẽ phải có những quyết sách hay ho để giữ được CEO của mình trước cám dỗ từ Trung Quốc.
- Những cuốn truyện gia đình đi cùng năm tháng
"Không gia đình", "Hoàng tử bé", "Tâm hồn cao thượng"... là những cuốn sách về chủ đề gia đình nổi tiếng thế giới.
- 'Lưới điện tử thần' của Jeffery Deaver đến Việt Nam
Lưới điện tử thần là cuốn thứ 9 trong sê-ri tiểu thuyết trinh thám ly kỳ của Jeffery Deaver, khắc họa nhân vật Lincoln Rhyme – nhà hình sự học bị liệt tứ chi, trước đó là sĩ quan Sở Cảnh sát New York.
- Sách hay nên đọc: Trên đường băng
Tony buổi sáng mang đến cho độc giả những bài viết hài ước, tinh tế, sinh động và đầy thiết thực.
- 'Đừng bao giờ xa em', ái tình át vía đạn bom
Tiểu thuyết Đừng bao giờ xa em (NXB Thời đại, 8/2015) của Margaret Pemberton không lụy tình hoặc tràn ngập những cảnh nóng.
- Thiếu Lâm tự và sự thật bí kíp tuyệt học Dịch cân kinh
Trong các tiểu thuyết võ hiệp, Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh là những bí kíp mà cả võ lâm đều sẵn sàng đổ máu, tốn mưu tranh đoạt. Nếu như Dịch cân kinh được mô tả có thể giúp hoán chuyển kinh mạch, phát dương nội công, thì Tẩy…
- Tác giả 'Totem Sói' đoạt giải của Mông Cổ: Xóa tan quan điểm tiểu thuyết là sự 'lừa gạt văn hóa'
Nhà văn Trung Quốc Khương Nhung, tác giả tiểu thuyết ăn khách Totem Sói (Wolf Totem), đã được trao giải Bichgiin Mergen của Hiệp hội các nhà văn Mông Cổ Thế giới, ở thủ đô Ulan Bator.
- Hậu vận nặng nề của một “thiên tài lười”
SKĐS - Nhà văn cổ điển Pháp Guy de Maupassant (1850-1893) được coi là một trong những tác giả lãng mạn nhất trong lịch sử văn học thế giới.
- Sao Việt bị soi mói chuyện tình: Khổ vì truyền thông ưu ái
Tuần qua, câu chuyện tình yêu của hoa hậu Đặng Thu Thảo được đăng tải trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội khiến công chúng ngỡ như đọc tiểu thuyết ngôn tình. Được dư luận quan tâm là điều may mắn của sao, nhưng đến…
|
Hôm nay: |
1 |
Tháng : |
1 |
Năm : |
1 |
|