Khai thông lộ trình tìm đến dòng văn học ngoại vi
05:58:00 14/11/2013
LTS. Tiến sĩ Phạm Văn Quang đã được bạn đọc Sài Gòn Tiếp Thị biết đến qua bài phỏng vấn về tác giả Cung Giũ Nguyên. Trong đó, ông có nhắc đến dòng văn học Việt Nam Pháp ngữ mà ông vẫn miệt mài nghiên cứu, sưu tầm tư liệu và viết sách. Sài Gòn Tiếp Thị trân trọng giới thiệu cuốn sách mới nhất của ông về đề tài này vừa được xuất bản tại Pháp đầu tháng 11.2013, có tên Thiết chế văn học Việt Nam Pháp ngữ. Bài viết trích từ lời tựa của cuốn sách. Nếu như việc du nhập tiếng Pháp vào Việt Nam thời kỳ thuộc địa đóng vai trò thiết yếu cho sự khai sinh của các tác phẩm văn học, thì bản thân đời sống văn học chỉ được tác thành khi trải qua quá trình thiết chế hóa. Đây là phạm vi vượt ra ngoài không gian văn bản. Chúng tôi muốn nói đến công việc sáng tác văn học và nghệ thuật cùng với những ràng buộc xã hội của nó. Nói cách khác, muốn làm sáng tỏ một đời sống văn học, điều cốt yếu phải quan tâm là các hệ thống xã hội về việc hợp thức hóa hay thừa nhận tác phẩm, đồng thời phải xem xét các tác nhân chiến thuật khác nhau tham gia vào đời sống văn học. Nếu nhìn nhận các tác phẩm Việt Nam Pháp ngữ như một bộ phận nằm bên lề trường lực văn học, thì nhất thiết nó phải được khai thác một cách có hệ thống, đặc biệt về những tương quan biểu hiện trong đó với nguồn gốc địa lý, quốc gia, quá trình trở thành nhà văn. Chính trong sự dè dặt, trong các bước mò mẫm và ngay cả trong sự nghi ngờ mà chúng tôi tìm minh định một lịch sử văn hóa, hay đúng hơn một lịch sử tri thức được xem là ngoại vi. Thực vậy, những mơ hồ nằm ngay trong vấn đề cơ bản liên quan đến hai yếu tố: lịch sử và sự tự chủ của dòng văn học này. Vấn đề lịch sử gợi cho chúng tôi lược đồ tuyến tính được cấu thành từ khai thác sử liệu. Tuy nhiên, khó có thể khẳng định đời sống văn học Việt Nam Pháp ngữ diễn ra một cách liên tục. Nghĩa là nó đã phải trải qua những giai đoạn thăng trầm, thiếu khuyết và đứt quãng. Đó chính là những nét gấp trong tiến trình hình thành một lược đồ văn học. Về yếu tố tự chủ hay độc lập, chúng tôi thấy văn học Việt Nam Pháp ngữ đặt số phận mình trong một hành trạng nghịch lý: một mặt nó muốn độc lập để tự tạo ra những chuẩn mực và lược đồ riêng; mặt khác nó bắt buộc phải đồng thời kết gắn với văn học quốc gia và các dòng văn học Pháp ngữ thế giới. Chính tình trạng dao động nước đôi này đã tạo ra những nét đặc trưng của các mối tương quan hay tạo ra những mảng mơ hồ, khiến cho văn học Việt Nam Pháp ngữ bị đẩy đến chỗ mà người ta thường gọi là văn học ngoại vi. Như vậy, phải thừa nhận rằng nghiên cứu về trường lực văn học này là một hành trình chông gai. Các dạng thức của đời sống văn học được trình bày trong quyển sách này chủ yếu dựa trên quan điểm xã hội học của Bourdieu về văn học. Khởi đi từ việc quan sát các yếu tố khả dĩ cho phép thiết chế hóa đời sống văn học, chúng tôi vận dụng lý thuyết trường lực và thiết chế văn học với mục đích khai thông một lộ trình... TS Phạm Văn Quang Tác giả Phạm Văn Quang tốt nghiệp tiến sĩ tại đại học Toulouse II-Le Mirail (Pháp), hiện là giảng viên khoa Ngữ văn Pháp, đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM. Ông là tác giả của nhiều bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế như Présence Francophone, Mondes francophones, Alternatives francophones, Nouvelles francographies, Analyse... | |
sài gòn, lịch sử, tiếng pháp, lộ trình, ngoại vi, văn học, tác giả, tác phẩm, khai thông, thiết chế, toulouse, văn hóa đọc, pháp, Đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố hồ chí minh, văn học việt nam, hành trạng, minh định
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
|
- Robot sẽ thay con người viết sách?
Sáng tác sẽ sớm không còn là lĩnh vực riêng của con người. Trong tương lai, robot có thể thực hiện tốt công việc này, nhất là khi khả năng tưởng tượng của chúng là vô hạn.
- Trung Quốc "săn" CEO từ thung lũng Silicon
Các công ty ở Silicon Valley có lẽ sẽ phải có những quyết sách hay ho để giữ được CEO của mình trước cám dỗ từ Trung Quốc.
- Những cuốn truyện gia đình đi cùng năm tháng
"Không gia đình", "Hoàng tử bé", "Tâm hồn cao thượng"... là những cuốn sách về chủ đề gia đình nổi tiếng thế giới.
- 'Lưới điện tử thần' của Jeffery Deaver đến Việt Nam
Lưới điện tử thần là cuốn thứ 9 trong sê-ri tiểu thuyết trinh thám ly kỳ của Jeffery Deaver, khắc họa nhân vật Lincoln Rhyme – nhà hình sự học bị liệt tứ chi, trước đó là sĩ quan Sở Cảnh sát New York.
- Sách hay nên đọc: Trên đường băng
Tony buổi sáng mang đến cho độc giả những bài viết hài ước, tinh tế, sinh động và đầy thiết thực.
- 'Đừng bao giờ xa em', ái tình át vía đạn bom
Tiểu thuyết Đừng bao giờ xa em (NXB Thời đại, 8/2015) của Margaret Pemberton không lụy tình hoặc tràn ngập những cảnh nóng.
- Thiếu Lâm tự và sự thật bí kíp tuyệt học Dịch cân kinh
Trong các tiểu thuyết võ hiệp, Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh là những bí kíp mà cả võ lâm đều sẵn sàng đổ máu, tốn mưu tranh đoạt. Nếu như Dịch cân kinh được mô tả có thể giúp hoán chuyển kinh mạch, phát dương nội công, thì Tẩy…
- Tác giả 'Totem Sói' đoạt giải của Mông Cổ: Xóa tan quan điểm tiểu thuyết là sự 'lừa gạt văn hóa'
Nhà văn Trung Quốc Khương Nhung, tác giả tiểu thuyết ăn khách Totem Sói (Wolf Totem), đã được trao giải Bichgiin Mergen của Hiệp hội các nhà văn Mông Cổ Thế giới, ở thủ đô Ulan Bator.
- Hậu vận nặng nề của một “thiên tài lười”
SKĐS - Nhà văn cổ điển Pháp Guy de Maupassant (1850-1893) được coi là một trong những tác giả lãng mạn nhất trong lịch sử văn học thế giới.
- Sao Việt bị soi mói chuyện tình: Khổ vì truyền thông ưu ái
Tuần qua, câu chuyện tình yêu của hoa hậu Đặng Thu Thảo được đăng tải trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội khiến công chúng ngỡ như đọc tiểu thuyết ngôn tình. Được dư luận quan tâm là điều may mắn của sao, nhưng đến…
|
Hôm nay: |
1 |
Tháng : |
1 |
Năm : |
1 |
|