- Tại sao “Tốt nghiệp” gắn liền với “Thất nghiệp”?
- Cuộc đời trẻ, 99% phụ thuộc vào bố.
- Hãy bồi dưỡng quan niệm về tài chính cho trẻ từ khi còn nhỏ.
- Bạn có mong muốn con cái mình sau khi tốt nghiệp đại học, phải cạnh tranh khốc liệt với hàng vạn người hay bôn ba khắp đây đó để tìm kiếm việc làm?
Nếu bạn là người cha, người mẹ có trách nhiệm, hoặc nếu bạn muốn tận hưởng cuộc sống nhẹ nhàng suốt nửa quãng đời còn lại, thì hãy đọc về những kinh nghiệm trong cuốn sách này, để tạo cho trẻ một cuộc sống ấm no hạnh phúc…
Vì sao “Tốt nghiệp” gắn liền với “Thất nghiệp”
Chúng ta đang sống trong thời đại khiến con người luôn cảm thấy lo lắng và bất an, khủng hoảng kinh tế toàn cầu do khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ gây ra vẫn đang tiếp tục, việc “cắt giảm nhân lực”, “không trả lương” càng làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, sinh viên mới ra trường tìm việc khó khăn, tất cả vấn đề này đã tạo thành mối lo của xã hội ổn định. Nhưng chúng ta hãy gạt chuyện này sang một bên, và cùng nghĩ đến một vấn đề khác: một người được giáo dục từ khi học mẫu giáo đến đại học, được đầu tư vật chất đầy đủ, nhận được sự thương yêu chăm sóc của cha mẹ, thầy cô, kết quả lại trở thành “sản phẩm” không được xã hội thừa nhận, điều này không khác gì “đi buôn bị lỗ vốn”. Vậy nguyên nhân là do đâu? Mặc dù chúng ta thường quy về trách nhiệm phía chính phủ, nhưng tác giả cho rằng, người trước tiên cần phải tự kiểm điểm chính là cha mẹ, và đặc biệt là trách nhiệm của người cha.
Warren Buffett, bất luận bạn có phải là người chơi cổ phiếu hay không, bạn đều biết đến danh tiếng của người này. Ông ấy chính là người giàu nhất thế giới tính đến trước năm xảy ra khủng hoảng tài chính 2008.
Warren Buffett sinh ra vào năm 1930 tại một thị trấn nhỏ phía Tây nước Mỹ là Omaha. Khi ông ra đời, cũng là lúc gia đình ông rơi vào tình cảnh khó khăn nhất. Cha ông là Howard Buffett chơi cổ phiếu thua lỗ, cuộc sống trong nhà vô cùng túng thiếu, thậm chí để tiết kiệm một chút ít tiền cà phê mà mẹ ông đã không tham dự các buổi tụ họp bạn bè.
Hồi Warren năm tuổi, trên phố nhà ông có bày một quầy hàng nhỏ, ông đã đứng bán kẹo cao su cho người qua đường ở quầy hàng này, sau này ông còn đi bán trà chanh trên các phố lớn nhộn nhịp.
Năm lên chín tuổi, ông mua nước ngọt từ cửa hàng của ông nội rồi đem rao bán nước giải khát khắp nơi.
Khi Warren mười tuổi, sáng sớm mỗi ngày ông đi đưa 500 tờ báo, sau một tháng để ra được 175 dollar.
Tất nhiên khi đọc đến đây, bạn có thể phản đối và cho rằng việc sao chép như “vua đầu tư” như Warren là điều không thể. Đúng như vậy, tài năng của Warren Buffett trong lĩnh vực đầu tư cổ phiếu là rất khó để bắt chước, nhưng chúng ta hãy tạm gác không nói đến vấn đề đầu tư trên thị trường chứng khoán, mà tôi muốn bạn suy nghĩ một chút, con của bạn hồi 5, 6 tuổi đã có thể làm được gì? Đến năm 8,9 tuổi lại có thể làm gì? Bạn chắc chắn sẽ trả lời rằng: “Đi học!”. Vấn đề nằm chính ở chỗ này, vì cách giáo dục của chúng ta không hề giống nhau, hơn nữa quan niệm về tiền bạc của truyền thống Trung Quốc vô cùng hẹp, thậm chí là mơ hồ, trong “Quân tử ngôn nghĩa, tiểu nhân ngôn lợi” cũng có nói đến điều này; do ảnh hưởng từ tư duy sai lầm như vậy, nên trong tất cả các trường học khắp đất nước, không ở đâu có môn học liên quan đến việc giáo dục tiền bạc cho trẻ, đại đa số các bậc cha mẹ đều cho rằng, việc trẻ ham mê tiền bạc là một điều đáng sợ. Thật có sự mâu thuẫn sâu sắc! Chúng ta vất vả kiếm tiền, cho con của chúng ta học hành đàng hoàng, cũng là để có một tương lai tốt đẹp. Nhưng chẳng nhẽ tương lai tốt đẹp có thể không cần đến tiền sao?
Giáo dục trong trường học chủ yếu là những điều giáo dục cơ bản. Nhưng nếu muốn để con cái phát triển toàn diện, không thể thiếu sự giáo dục của gia đình, và người cha chính là trụ cột trong gia đình, cũng là người có nhiều kiến thức về của cải, vì vậy, khi bồi dưỡng những kiến thức tiền bạc cho trẻ, người cha phải là người giữ trách nhiệm.
Nếu bạn hy vọng con mình không cần đợi đến sau khi tốt nghiệp đại học, mà ngay trong khi đang ngồi trên giảng đường vẫn có thể làm việc tốt, bạn nhất định phải tiến hành việc giáo dục về tiền bạc cho trẻ từ khi còn nhỏ.
Vì thế mà câu nói “Cha nào con nấy” không phải là không có cơ sở, tuy nhiên ảnh hưởng của người cha đối với con cái là vô cùng quan trọng. Hãy thử nghĩ xem, nếu cha của Buffett không phải là một nhà đầu tư cổ phiếu giàu kinh nghiệm, mà chỉ là một người nông dân chất phác, có lẽ cơ hội để Buffett trở thành “vua đầu tư” như hiện nay chắc chắn là rất ít.
Nếu bạn là người cha có trách nhiệm, và mong muốn con cái mình có thể sớm quản lý vấn đề tiền bạc một cách chủ động, bạn nhất định phải đọc cuốn sách này.