Maria Montessori - một trong những nhà giáo dục vĩ đại nhất, được công nhận ở thế kỉ XX – đã thành lập “Children’s House” – “Ngôi nhà của trẻ” - trường học dành riêng cho trẻ em đầu tiên ở Rome, ngày 1tháng 6 năm 1907. Bà cho rằng 3 tuổi quyết định cuộc đời trẻ, nên cần tiến hành giáo dục trẻ trước 3 tuổi.
Bằng những thực nghiệm thu được từ “Ngôi nhà trẻ”, Maria Montessori đã đưa ra hàng loạt quy luật có liên quan tới sự phát triển và giáo dục trẻ nhỏ:
1. Thời kì phôi thai: Trẻ sơ sinh cần hình thành các loại năng lực của hoạt động phôi thai tâm lý nhờ vào việc liên tục tiếp thu những kích thích từ thế giới bên ngoài, phôi thai tâm lý là đặc trưng riêng của loài người.
2. Thời kì mẫn cảm: Trẻ ở giai đoạn này tràn đầy sức sống và hưng phấn trước mọi thứ, chúng học gì sẽ lập tức tiếp thu được ngay.
3. Các quá trình phát triển: Giai đoạn đầu tiên (0 – 6 tuổi) là thời kì hình thành các loại chức năng tâm lý của trẻ, trước 3 tuổi trẻ hoạt động chưa có ý thức, chúng chỉ có thể tiếp thu những thứ bên ngoài một cách vô thức, thời kì này gọi là “thời kỳ phôi thai tâm lý”, giai đoạn thứ 2 (6 – 12 tuổi), lúc này tâm lý của trẻ phát triển dần dần ổn định; giai đoạn thứ 3 (12 – 18 tuổi), tâm hồn và cơ thể của trẻ đều trải qua những biến đổi to lớn, suy nghĩ dần dần “chín chắn”.
4. Trẻ trưởng thành từ trong “công việc”: Hoạt động mà Maria Montessori cho trẻ tiếp cận với các giáo cụ được gọi là “công việc”, còn những hoạt động mà trẻ chơi với các trò chơi trong cuộc sống thường ngày gọi là “vui chơi”. Bà cho rằng, sự phát triển về tâm hồn và thể xác của trẻ hoàn toàn dựa vào “công việc”, mà không phải là “vui chơi”. Bà còn chỉ rõ, vui chơi sẽ chỉ khiến trẻ có những ảo tưởng không sát thực tế, không thể tạo nên sự nghiêm túc, thành thực, chuẩn xác, tinh thần trách nhiệm và thói quen giữ kỷ luật của trẻ, còn “công việc” thì lại có thể làm được điều đó.
Sở dĩ phương pháp giáo dục của Montessori có thể gây ảnh hưởng tới đông đảo các bậc phụ huynh và giáo viên mầm non trên toàn thế giới, không chỉ vì bà từng xác lập nên “Ngôi nhà trẻ” (đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tiễn), mà quan trọng nhất, bà đã tổng kết và rút ra những tinh hoa từ suy nghĩ của các nhà giáo dục chủ nghĩa tự nhiên như Theodore Rousseau, J H Pestalozzi, F W A Froebel.
Mục lục:
Lời mở đầu
Chương 1: Trẻ rời khỏi cơ thể mẹ
Tiếp nhận trẻ đến với thế giới này như thế nào?
Không nên trói buộc trẻ
Sự chào đời của trẻ
Giai đoạn trưởng thành khác nhau
Trẻ cần có sự tự lập
Sự khởi đầu của sinh mệnh
Chương 2: Sự trưởng thành của trẻ sơ sinh
Đôi tay và đại não
Sự phát triển trí lực
Nhận biết về trật tự thế giới bên ngoài
Trật tự bên trong
Bí mật của tâm hồn
Phôi thai của tinh thần
Giáo dục của phôi thai tâm lý
Chương 3: Các loại năng lực của trẻ và việc bồi dưỡng
Sự hình thành ngôn ngữ của trẻ
Sự hình thành tính cách của trẻ
Trẻ tự bồi dưỡng tính cách
Giáo dục ý chí của trẻ
Cần kiên trì rèn luyện ý chí
….