Bước vào bậc tiểu học, trẻ đã trở thành những học sinh thực thụ, cuộc sống của trẻ không chỉ có vui chơi mà còn có cả nhiệm vụ học tập nữa. Trẻ trong giai đoạn này có sự thay đổi và phát triển rõ rệt về thể chất, tâm lí cũng như tri thức
Tại sao học sinh ngoan cũng rất nghịch ngợm?
Tại sao trẻ bị mất đồ mà không muốn tìm?
Tại sao trẻ rất giỏi giang mà vẫn không có bạn?
Tại sao trẻ than mệt mỗi khi học môn tập làm văn?
Tại sao trẻ luôn muốn cha mẹ phải kèm làm bài tập?
Tại sao trẻ luôn “quan trọng hóa” những việc rất nhỏ nhặt?
Làm gì khi trẻ không thừa nhận mình thua?...
Cha mẹ cần hiểu tâm lí trẻ, khoan dung với trẻ, đồng thời vẫn phải giữ vai trò của một người thầy giỏi, người bạn tốt, người dạy dỗ những kiến thức mới và đầu tiên trong cuộc đời trẻ.
Những kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ có được trong giai đoạn tiểu học là vô cùng quý giá, ảnh hưởng của thế giới bên ngoài đối với trẻ cũng là vô cùng quan trọng, trẻ tuy không còn ngây thơ như một trang giấy trắng nhưng vẫn dễ bị các yếu tố xung quanh tác động, tùy theo nét vẽ của người lớn mà trang giấy ấy sẽ hiện lên đường thẳng hay đường cong. Do đó, lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ của cha mẹ đều có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ; đặc biệt, cha mẹ còn phát hiện đây là thời kì thu hoạch những “hạt giống” mà mình đã “gieo” vào tâm hồn trẻ, “gieo” sự nhẫn nại nhận được sự ôn hòa, “gieo” tình yêu và sự tôn trọng sẽ gặt hái an lành.
Điều này cũng nhắc nhở rằng, trong những năm tháng trẻ hình thành tính cách, việc cha mẹ giáo dục trẻ có vai trò rất quan trọng; dạy trẻ thế nào, trẻ sẽ có được tính cách như thế ấy. Có thể coi trẻ là chiếc gương phản chiếu tâm hồn, lối sống của cha mẹ và những người sống xung quanh.
Hi vọng cuốn sách có thể giúp cha mẹ dạy dỗ trẻ tốt hơn, cha mẹ sẽ tìm thấy câu trả lời cho những thắc mắc của mình sau khi đọc xong cuốn sách này. Chúc cho bé yêu của các bậc cha mẹ được lớn lên một cách vui vẻ, lành mạnh; chúc cho mọi gia đình trên thế gian này đều được sống trong tình yêu, sự chia sẻ cảm thông và hạnh phúc.