Hãy yêu trẻ bằng cách giúp trẻ thành công.
Thay vì chỉ yêu cầu con cái đọc sách, bạn hãy bồi dưỡng cho chúng những khả năng thành công, đó mới là món quà tốt nhất bố mẹ dành cho con.
Đọc cuốn “Trước 10 tuổi, thời kỳ vàng quyết định thành công của trẻ” tác giả cuốn muốn nhắc nhở các bậc cha mẹ rằng: nếu chỉ quan tâm đến thành tích của trẻ thôi thì không thể đảm bảo sau này trẻ nhất định sẽ thành công. Tác giả cho rằng, nếu bố mẹ có thể bồi dưỡng phẩm chất thành công cho trẻ thì cơ hội thành công sẽ tăng lên
Cuốn sách đã giới thiệu các phẩm chất thành công của trẻ bao gồm: Suy nghĩ tích cực, bồi dưỡng sáng tạo, suy nghĩ độc lập, AQ, quan hệ xã hội, khả năng giao tiếp khả năng quản lý tiền bạc v.v… cung cấp cho bố mẹ những kiến thức cần thiết để giáo dục con cái tiến tới thành công.
1. Bồi dưỡng một đứa trẻ thành công
Một số bậc cha mẹ rất chú trọng điểm số của trẻ, tâm trạng cũng thay đổi theo điểm số. Một số cha mẹ tuy ngoài miệng thì nói thành tích không quan trọng nhưng lại bắt trẻ học thêm và học năng khiếu, lịch học dày đặc. Những đứa trẻ này sau khi bước ra xã hội có thành công được không? Yêu con trước tiên phải biết làm thế nào để giúp chúng thành công chứ không phải vì sợ thua nên mới không ngừng yêu cầu chúng. Thay vì muốn trẻ tập trung tất cả tinh thần và sức lực để học tập, chi bằng bồi dưỡng phẩm chất thành công, đó mới là cách giúp đỡ tốt nhất đối với trẻ.
2. Bí mật phương trình thành công của trẻ
Để có thể thực thi phương trình thành công một cách hiệu quả, bố mẹ phải làm gương cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ, đồng thời căn cứ vào mức độ trưởng thành của trẻ để “dạy dỗ” một cách đúng đắn, như thế mới có thể khắc sâu phẩm chất thành công trong tâm hồn trẻ. Nhờ những phẩm chất vốn có, trẻ tìm được sức mạnh vươn lên, không cần bố mẹ phải giám sát, tận tâm chỉ bảo. Đây chính là “phương pháp giáo dục đòn bẩy”. Những bố mẹ thông minh sẽ hiểu cách vận dụng “phương pháp giáo dục đòn bẩy”. Đây chính là bí mật phương trình thành công của trẻ.
3. Tìm ra phong cách giáo dục tốt nhất
Nghiên cứu của các nhà tâm lý học cho thấy, sau khi một người nói chuyện với người khác, ấn tượng để lại chỉ có 20% là do “nội dung” nói chuyện, 80% còn lại phụ thuộc vào “phong cách” nói chuyện. Nếu bố mẹ muốn con cái chung sống hòa bình với các bạn khác bằng thái độ nghiêm khắc, hung bạo thì điều mà trẻ học được chính là cách xử sự của bố mẹ chứ không phải những gì bố mẹ nói. Vì thế, khi giáo dục phẩm chất thành công cho trẻ, chúng ta cũng phải chú ý xem phong cách giáo dục của mình có hợp lý hay không.
4. Bồi dưỡng tinh thần tích cực vươn lên
Chiếc chìa khóa đầu tiên cho phương trình thành công của trẻ: phát triển trí não. Trẻ có sức sống mãnh liệt còn bạn là người quyết định sẽ thêm dấu (+) hay dấu (-) trước sức sống ấy. Những trẻ được thêm dấu (+) sẽ nỗ lực tiến lên phía trước, tích cực lạc quan, phát huy khả năng cao độ. Những trẻ bị thêm dấu (-) sẽ bị kìm nén năng lượng, không ngừng tự phê bình bản thân, rụt rè, sợ hãi, không thành công. Những trẻ bị thêm dấu (-) sẽ đưa năng lượng tiêu cực ra bên ngoài, làm hại những người xung quanh, làm hại cuộc đời mình. Còn bạn, bạn đang thêm dấu (+) hay dấu (-)?
5. Tưởng tượng là mẹ sáng tạo
Chìa khóa thứ hai trong phương trình thành công của trẻ là: Phát triển não phải. Những người thành công thường là những người có bán cầu não phải phát triển, có thể nhìn thấy viễn cảnh của tương lai, sau đó chuyên tâm thực hiện lý tưởng trong tim. Vì thế, nếu bố mẹ có thể để trẻ phát huy trí tưởng tượng vốn có, khơi dậy óc sáng tạo cho trẻ thì trẻ sẽ ngày càng vươn xa.
6. Nhìn thấy hy vọng từ trong nghịch cảnh
Chìa khóa thứ ba trong phương trình thành công của trẻ: AQ (Adversity Quotient) Khả năng vượt qua nghịch cảnh. “Có người mua nhầm giày là tự sát, có người không có chân vẫn khiêu vũ”. Vì sao cùng là con người, khả năng vượt qua nghịch cảnh lại khác nhau nhiều như vậy? Chúng ta không thể bảo vệ trẻ tránh khỏi sóng gió vô thường suốt đời, nhưng chúng ta có thể nâng cao chỉ số AQ của trẻ, để cho dù có gặp bất hạnh, chúng cũng cố gắng hết sức để có được kết quả tốt nhất. Những đứa trẻ như vậy cho dù đi đến đâu, cũng nhất định sẽ thành công.
7. Khả năng suy nghĩ độc lập
Chìa khóa thứ tư trong phương trình thành công của trẻ: Suy nghĩ độc lập. Thông thường bố mẹ đều hy vọng trẻ ngoan ngoãn nghe lời, hy vọng trẻ thành công. Tuy nhiên, những đứa trẻ quá nghe lời rất khó để phát triển khả năng suy nghĩ độc lập, không thể nhìn thấy cơ hội tiềm ẩn trong những điều bình thường, rất dễ chịu ảnh hưởng của người khác, sao có thể có thành công lớn được? Thay vì yêu cầu trẻ ngoan ngoãn để bố mẹ quản thúc, sau này lớn lên ngoan ngoãn để người khác quản thúc, chi bằng kích thích chúng suy nghĩ, phán đoán. Như thế mới có thể khích lệ chúng mở ra con đường rộng mở trong cuộc đời mình.
8. Giúp đỡ người khác, để người khác giúp bạn thành công
Chìa khóa thứ năm trong phương trình thành công của trẻ: Quan hệ xã hội. Một nghiên cứu của tạp chí tài chính ở Mỹ đã chỉ ra rằng điều kiện quan trọng nhất để người kinh doanh thành công là “khả năng chung sống với người khác”. Vì sao quan hệ xã hội lại có ảnh hưởng quan trọng đến sự thành công của một người như vậy? Phải làm thế nào mới có thể nâng cao khả năng giao tiếp của trẻ? Thực ra rất đơn giản, có thể coi là kiến thức bình thường, nhưng có bao nhiêu người có thể làm được? Nếu phần lớn mọi người không làm được còn con của bạn có thể làm được thì có thể dự đoán được thành công của chúng.
9. Bồi dưỡng khả năng biểu đạt và giao tiếp
Chìa khóa thứ sáu trong phương trình thành công của trẻ: kỹ năng giao tiếp. Khả năng biểu đạt tốt giống như chùm ánh sáng mạnh chiếu lên sân khấu cuộc đời của trẻ. Vì có đủ ánh sáng nên mọi người có thể thưởng thức và đánh giá màn biểu diễn trên sân khấu. Ngược lại, thiếu khả năng giao tiếp giống như biểu diễn một vở kịch hay trên sân khấu tăm tối, không có ai nhìn thấy, cũng chẳng có ai vỗ tay. Bạn muốn con của mình đứng trên sân khấu tối hay sân khấu sáng?
10. Bồi dưỡng quan niệm đúng đắn về tiền bạc
Chìa khóa thứ bảy trong phương trình thành công của trẻ: Khả năng quản lý tiền bạc. Hiện nay có nhiều nô lệ của thẻ tín dụng như vậy chính là bởi khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ không dạy chúng quan niệm đúng đắn về tiền bạc. Người Do Thái cho rằng nghèo khổ sẽ sinh ra những bất hạnh khác. Học giả cho rằng những đứa trẻ biết kìm nén ham muốn sẽ thành công. Vì sao không bồi dưỡng khả năng quản lý tiền bạc của trẻ để đảm bảo trẻ có cuộc sống no đủ, đồng thời có thể tăng cường ý chí của trẻ, đạt tới đỉnh cao của sự thành công?
11. Mài giũa trẻ trở thành viên ngọc sáng
“Các bạn là cây cung, từ đó con cái là mũi tên sống động được bắn ra. Cung thủ ấy thấy tiêu điểm trên lối đi tới vô cùng, với sức mạnh của Ngài, kéo cong các bạn để mũi tên của Ngài có thể đi nhanh và đi xa”