KHÔNG THỂ CHUỘC LỖITác giả: Allen Hassan Có 94 lượt xem, từ ngày 04/01/2014
Bình chọn:
Giá bán:
Liên hệ
Trọng lượng: 0g
Trước mặt tôi là khoảng 40 em bé Việt Nam đang quằn quại giãy chết. Đa số còn rất bé, đứa lớn nhất có lẽ chỉ chừng năm tuổi. Tất cả các bé đều mang băng buộc cánh tay và đang cố chống chọi với cái chết. Nhiều bé cố cựa quậy chân tay trong khi máu vẫn rỉ ra từ những vết thương tròn, nhỏ trên đầu - những vết thương không được chữa trị, và có thể không còn cứu chữa được nữa. Chúng đã bị bắn ngay vào đầu!...
Số lượng:
Giá bán sản phẩm này: 0 đ
Quyển sách đầu tiên về những tội ác đã gây ra trong chiến tranh Việt Nam được tiết lộ bởi một bác sĩ người Mỹ:KHÔNG THỂ CHUỘC LỖI |
Trẻ thơ hãi hùng trước nòng súng đen ngòm và khuôn mặt cực kỳ "hung bạo" của tay sát thủ chuyên nghiệp. |
Đột nhiên, ba viên phi công trực thăng trong bộ đồ bay chạy vội vào hội trường của bệnh viện, mang theo nhiều cái cáng chất đầy trẻ con. Cứ ba hay bốn em bé chất trên một cáng và họ cứ tiếp tục chạy khiêng cáng vào, cái nọ tiếp theo cái kia cho đến khi những nạn nhân nhỏ bé cuối cùng được xếp hàng trên nền đá cẩm thạch.
“Bọn chúng đấy! bác sĩ”, một viên phi công nói, mắt liếc nhanh qua tôi khi họ bỏ đi.
Tôi là bác sĩ. Tôi biết nơi đây là Việt Nam. Nơi đây là chiến trận. Nhưng cho khi tiếng trực thăng đã bay xa, tôi vẫn không thể tin vào cảnh tượng hãi hùng đang bày ra trên nền nhà quanh tôi.
Trẻ con và phụ nữ là những nạn nhân đáng thương của cuộc chiến mà "mọi người trên thế giới đều gọi là cuộc chiến tranh Việt Nam, nhưng bất kỳ người Việt nào cũng gọi là cuộc chiến của Mỹ!" Đây chính là những thảm cảnh mà bác sĩ Hassan đã nhiều lần chứng kiến trong thời gian công tác tại Quảng Trị, và chính những hình ảnh này đã luôn đeo đẳng và ám ảnh ông suốt thời gian sau này. |
Trước mặt tôi là khoảng 40 em bé Việt Nam đang quằn quại giãy chết. Đa số còn rất bé, đứa lớn nhất có lẽ chỉ chừng năm tuổi. Tất cả các bé đều mang băng buộc cánh tay và đang cố chống chọi với cái chết. Nhiều bé cố cựa quậy chân tay trong khi máu vẫn rỉ ra từ những vết thương tròn, nhỏ trên đầu - những vết thương không được chữa trị, và có thể không còn cứu chữa được nữa. Chúng đã bị bắn ngay vào đầu! Tôi hình dung ngay ra cảnh những em bé này bị sắp thành hàng rồi bị bắn như kiểu hành quyết.
"...số tôi thật sự may mắn khi được cải đổi từ một tay sát nhân chuyên nghiệp, một lính Thủy quân lục chiến trẻ, trở thành một người theo chủ nghĩa nhân văn và hòa bình – một bác sĩ cứu mạng người." |
Tôi là bác sĩ người Mỹ duy nhất ở bệnh viện tỉnh Quảng Trị. Xung quanh tôi, các em bé vô tội đang chết dần. Tôi la hét tuyệt vọng như trong giấc mơ, gọi y tá mang nhanh Gelfoam, một chất hút nước có thể cầm máu được. Còn nước còn tát, tôi vội nhét đầy Gelfoam, bít kín các vết thương trên đầu, cố cứu sống các cháu trong tuyệt vọng. Một số bé đã chết. Số khác đang thở những hơi thở cuối cùng trước mắt tôi. Sau một hồi cố gắng, tôi biết là không một đứa bé nào có thể cứu chữa được nữa.
Tôi mãi mãi ghi nhớ khoảnh khắc tuyệt vọng đó, khoảnh khắc mà mỗi bác sĩ đều cảm thấy khi đã tận tình cứu chữa mà buộc phải nhìn con bệnh của mình ra đi. Tôi đã mất đến 40 bệnh nhân chỉ trong một lúc, và không thể cứu lấy, dù chỉ là một người. Tôi không chỉ là một bác sĩ, tôi còn là một cựu binh Thủy quân lục chiến. Tôi nhìn vào dải băng trên tay một em bé. Dải băng quen thuộc có in hàng chữ “Thủy quân lục chiến Mỹ thẩm vấn”.
"...sự thiệt mạng của thường dân vô tội trong sự bạo tàn của cuộc chiến hung bạo đã khiến cho tôi thức tỉnh kể từ lúc bắt đầu công việc của mình trong một bệnh viện nhiệt đới nhỏ ở Quảng Trị năm 1968. Tôi lao vào công việc, cố gắng hết sức mình để cứu người." |
Toàn thân tôi rúng động. Lẽ nào Thủy quân lục chiến Mỹ lại có hành động thảm sát như thế này? Nhiều câu hỏi dấy lên trong đầu, tôi như muốn phát điên lên và có cảm giác như thể mình đang bị tấn công, như thể là đại bác đang nổ ngay trên mái của bệnh viện.
Cảnh tượng hàng chục em bé bị hành quyết ấy mãi mãi in sâu trong tâm khảm tôi. Khi cháu bé cuối cùng lặng lẽ lìa đời, tôi tự nghĩ là sẽ không thể nào chuộc hết tội lỗi cho hành động vô nhân đạo này.”
Trích “Không Thể Chuộc Lỗi”
I. TÁC PHẨM "KHÔNG THỂ CHUỘC LỖI" – NỖI ÁM ẢNH KHÓ QUÊN CHO NHỮNG AI THAM GIA VÀO CUỘC CHIẾN VIỆT NAM:
"...hỡi những người đồng chí, những người bạn Việt Nam đáng yêu và thân thiết của tôi: “Tôi chân thành xin lỗi!” |
Là một trong những bác sĩ người Mỹ hiếm hoi chữa trị cho những người bị thương ở cả hai phía, nhất là ở các vùng bom đạn ác liệt trong cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam như Quảng Trị, Quảng Ngãi, Tiến sĩ Allen Hassan từng thừa nhận: “Thật khó xác định người nào thuộc phe nào trong chiến tranh và chúng tôi chữa trị cho bất cứ ai cần đến sự chăm sóc, cứu chữa.” Ông đã rất phẫn nộ khi tận mắt chứng kiến những thảm cảnh đau thương do cuộc chiến gây ra, đặc biệt là vụ thảm sát trẻ em ở Quảng Trị – một sự kiện chưa hề được công bố. Trong tuần trăng mật ở Rome và Majorca năm 1974, người vợ mới cưới đã đưa cho ông cuốn sách có tựa Home From the War (Trở về từ cuộc chiến) của tác giả Robert J. Lipton. Cuốn sách đã khơi dậy những ký ức về Việt Nam, khiến ông viết ngay vào bên lề trang sách đang đọc: “Việc chứng kiến cái chết của những người già và trẻ em đã khắc ghi vào tâm khảm tôi. Bị bắn vào đầu! Tại sao? Có lẽ tôi không bao giờ có thể quên được những điều ấy.”
Những điều chưa hề được tiết lộ về cuộc chiến còn là tình cảnh thương tâm của những thương binh nặng của Mỹ được tập trung trong các láng trại ở Đông Hà. Họ không được đưa về Mỹ để chữa trị hay để có được niềm an ủi cuối cùng là chết trong vòng tay thân ái của gia đình, bởi cỗ máy chiến tranh của Mỹ sợ rằng những hình ảnh của sự thật tàn khốc này sẽ gây ra làn sóng phản đối chiến tranh. Tác giả viết: “Giá như lúc đó, người dân Mỹ biết về những gì đang xảy ra với con cái của họ… Giá mà họ biết đến phạm vi rộng lớn của các hành động tàn ác điên rồ diễn ra khắp mọi nơi…” Và rồi ông đã chứng kiến phong trào phản chiến ngay tại chiến trường Việt Nam. “Trong những ngày cuối cùng ở Sài Gòn, tôi rất kinh ngạc phát hiện ra rằng, Việt Cộng không phải là những người duy nhất sống dưới đường hầm ở Việt Nam. Erhart yêu cầu tôi – với tư cách là một bác sĩ – đi cùng anh ta đến một khu vực có nhiều binh lính Hoa Kỳ đào ngũ hoặc vắng mặt bất hợp pháp. Những người này rõ ràng là đang sống dưới các đường hầm. Cùng với một toán quay phim của hệ thống truyền hình – tôi không chắc là đài nào, nhưng có lẽ là đài truyền hình NBC – chúng tôi tìm thấy những binh lính Mỹ đào ngũ đang sống trong đường hầm ngay dưới lòng đất Sài Gòn.”
Không chỉ người Việt chịu đựng mất mát và bị hủy hoại cuộc đời mình trong chiến tranh mà cả binh lính Mỹ khi chứng kiến những cảnh tượng hãi hùng của cuộc chiến cũng tỏ ra vô cùng khiếp sợ. Họ luôn sống trong tâm trạng bạc nhược, khoắc khoải và lo âu... |
Tận mắt chứng kiến những điều đau lòng như thế, nhưng bác sĩ Hassan đã phải im lặng suốt một thời gian dài vì những phản ứng của ông lúc đó – về vụ thảm sát trẻ em – đã bị Cục Tình Báo Trung Ương Mỹ (CIA) tại Nam Việt Nam theo dõi và suýt nữa thì ông đã phải trả giá bằng mạng sống của chính mình trong một đêm nọ tại Quảng Trị. Và sau này, ông còn biết thêm rằng, trong chiến tranh, có khoảng 40.000 người Việt Nam bị chính quyền Nam Việt Nam và Mỹ bí mật theo dõi và sát hại trong các chiến dịch Phượng hoàng do CIA chỉ đạo.
Những nạn nhân đang chờ bị thẩm vấn lộ rõ sự hãi hùng trước cái chết của những người vô tội khác. Đây là một thảm cảnh tiêu biểu những nạn nhân của các chiến dịch Phượng Hoàng. |
II. VÀ NHỮNG NỖI ĐAU:
Chiến tranh đã qua đi hơn 30 năm nhưng những di chứng của nó vẫn còn tồn tại không những trên đất nước Việt Nam, mà còn mang theo đến tận bên kia Tây bán cầu. Tại Hoa Kỳ, Bác sĩ Hassan vẫn tiếp tục chữa trị cho những quân nhân Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, vẫn tiếp tục cùng những người khác đấu tranh cho đồng đội của mình được hưởng những phúc lợi mà họ đáng được hưởng do hậu quả độc hại của các loại hóa chất – đặc biệt là chất độc da cam – mà Hoa Kỳ từng sử dụng tại chiến trường Việt Nam.
Những người Mỹ yêu chuộng hòa bình và có lương tri không làm ngơ trước nỗi đau mà những nạn nhân của cuộc chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là nạn nhân chất độc da cam đã, đang và sẽ gánh chịu. Họ thức tỉnh chính phủ và nhân dân Mỹ rằng: "Chất độc da cam vẫn còn đang giết người!" |
Trong khi đó, ngay trên mảnh đất đau thương hứng chịu toàn bộ bom đạn, hóa chất trong cuộc chiến, chính quyền cùng nhân dân Việt Nam tiếp tục khắc phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến. Những cố gắng của chính quyền các cấp, những tổ chức từ thiện, những tấm lòng nhân ái rộng mở đối với nạn nhân chất độc da cam đã phần nào làm dịu bớt nỗi đau, nhưng tác hại của nó để lại thật quá tàn khốc, đau thương và kéo dài trong nhiều thế hệ.
"Chiến tranh đã chấm dứt nhưng hậu quả còn hết sức nặng nề. Đâu đó bom, mìn Mỹ còn nằm sâu trong lòng đất Việt phát nổ, cướp đi sự sống của con người lao động thời hàn gắn vết thương chiến tranh. Những con người đang sống hôm nay nhưng biết từng ngày, từng phút chết dần chết mòn vì chất độc da cam… những trẻ thơ sinh ra vô tội phải gánh chịu hình hài biến dạng với tiếng gọi là “quái thai”… Đau thương này không gì bù đắp được." - trích lời phát biểu của Trung tướng Nguyễn Việt Thành. |
Trong Failure To Atone, bác sĩ Hassan đã đề cập đến chất độc da cam, nhưng đặc biệt, trong ấn bản Việt Ngữ, ông đã viết thêm một chương về những hậu quả và di chứng nặng nề của chất độc da cam mà quân đội Mỹ đã sử dụng tại Việt Nam. Chúng tôi cũng trích dẫn một số tài liệu, hình ảnh liên quan để bạn đọc tham khảo. Nhân đây, chúng tôi xin cảm ơn Hội Nạn nhân Chất độc Da cam/Dioxin Việt Nam đã cho phép chúng tôi được trích dẫn những số liệu, hình ảnh trong hai tập sách “Vì nỗi đau da cam” và “Chất độc da cam – Lương tâm và trách nhiệm”
Và liệu ai có thể làm ngơ trước nỗi đau này? |
III. MỘT TẤM LÒNG NHÂN ÁI:
Những trăn trở của bác sĩ Hassan về cuộc chiến tranh Việt Nam cứ mãi ám ảnh ông. Mặc dù tiếp tục thành công ở phòng mạch và văn phòng luật sư ở Sacramento, California nhưng ông vẫn khổ sở với những cơn ác mộng triền miên về Việt Nam. Nhiều tháng, nhiều năm sau khi trở về nước, giấc ngủ của ông vẫn bị gián đoạn vì những hình ảnh hãi hùng. Ông từng thực hiện nhiều chuyến đi trở lại Việt Nam, trở lại vùng đất Quảng Trị với mong muốn làm sáng tỏ về cái chết bí ẩn và man rợ của hàng chục sinh linh nhỏ bé mà ông từng tận mắt chứng kiến.
Sau chiến tranh Việt Nam, cựu binh Mỹ trở về quê nhà và kể những câu chuyện mắt thấy tai nghe, nhưng họ bị phớt lờ, bị cô lập, bị từ chối những phúc lợi đúng ra họ được hưởng, thậm chí bị đưa vào nhà thương điên. Cũng như trường hợp của bác sĩ Hassan, người ta đã nói với nhiều cựu binh rằng những việc mà họ đã thấy và đã làm trong chiến tranh là không thể, vì nước Mỹ không cho phép những việc như thế xảy ra, và rằng dân chúng Mỹ không muốn nghe những điều kinh hoàng như thế. Do dó, bác sĩ Hassan tiếp tục mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.
Trẻ em vô tội phải bao phen khiếp sợ, chạy tan tác trong sự kinh hoàng tột độ. Tỗ vỡ, liệu trứng còn lành được chăng? |
Giống như nhiều người từng có mặt ở chiến trường Việt Nam, bác sĩ Allen Hassan tiếp tục quan tâm đến những thông tin làm rõ sự dính líu của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Ông mong muốn chính quyền Mỹ phải nhận trách nhiệm về những gì đã gây ra. Bác sĩ Hassan đã viện dẫn tuyên bố của Richard Hughes, một người bạn thân và là người quản lý một tổ chức nhân đạo nhỏ mang tên Shoeshine Boys of Vietnam. Richard Hughes tuyên bố vào năm 1976 khi từ Việt Nam trở về Mỹ: “Tôi nghĩ sẽ có việc bình thường hóa mối quan hệ hai bên… Sẽ có đàm phán về trách nhiệm, và nên chăng chúng ta hãy nhận lấy phần trách nhiệm ấy về mình. Chúng ta có sức mạnh, và khi chúng ta sử dụng sức mạnh đó ở bất kỳ đâu thì chúng ta cũng phải có trách nhiệm. Chúng ta đã ở đó, ở đó với tầm ảnh hưởng quá lớn. Và giờ đây có rất nhiều việc chúng ta có thể làm và cần phải làm. Chúng ta có khả năng làm gì đó để giảm bớt những đau thong, giúp họ cải thiện cuộc sống; và ngược lại, họ có thể giúp chúng ta thoát khỏi những nỗi ám ảnh day dứt triền miên.”
Bác sĩ Allen Hassan đã viết cuốn Failure To Atone – Không Thể Chuộc Lỗi trong ba năm và vừa kịp xuất bản để mang sang giới thiệu tại Hội sách Quốc tế 2006. Cuốn sách là một lời kêu gọi chống lại bạo lực chống lại bất công của con người đối với chính con người và đối với những sinh vật khác trên trái đất. Ông lập riêng một trang web với tên cuốn sách: www.failuretoatone.com và dành 10% lợi nhuận có được từ cuốn sách để giúp đỡ những nạn nhân chiến tranh.
Đại diện First News-Trí Việt và đại diện tác quyền của tác giả trong buổi giao dịch bản quyền tại hội sách Frankfurt 2006. Chính cuốn sách đặc biệt này, trưng bày ở gian hàng đặc biệt - gian hàng 1 cuốn sách - đã gây ấn tượng mạnh với First News, và kết quả là cuốn sách Không Thể Chuộc Lỗi được ra mắt bạn đọc Việt Nam. |
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tác phẩm Failure To Atone – Không Thể Chuộc Lỗi đến bạn đọc Việt Nam với những hình ảnh thật về sự tàn khốc của cuộc chiến tranh đã để lại những nỗi đau không bao giờ nguôi cho những người dân vô tội và dân tộc Việt Nam. Đây cũng là sự cảnh tỉnh mọi người về những cuộc chiến tranh phi nghĩa, về sự thật đau lòng ẩn sau mỗi cuộc chiến, những vết thương luôn làm nhức nhối lương tâm con người. Đây là những vết thương không bao giờ lành, một sự thật về những sai lầm không thể chuộc lỗi dù bằng cả lương tâm hay tiền bạc.
Sách dày 344 trang, khổ 16cm x 24cm với 32 trang couché phụ bản những hình ảnh về tội ác của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, chính thức phát hành trên toàn quốc vào ngày 24/4/07 và tại Công ty First News - Trí Việt 11H Nguyễn Thị Minh Khai, Quận I, TP.HCM.
First News
Hôm nay: | 1 |
Tháng : | 1 |
Năm : | 1 |
Hiệu sách Online
Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần truyền thông Văn Hóa Việt - 173 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Giấy phép đăng ký Kinh doanh số 0102732228 cấp ngày 24/04/2008 tại Sở Kế hoạch & Đầu tư thành phố Hà Nội.
Người đại diện: Ông Đỗ Việt Trung
Điện thoại:
Email: info@hieusach.vn